Chắc chắn, có nhiều lý do, nhưng dù lý do nào đi chăng nữa thì chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu hơn ai hết. Tuy nhiên, trước hiện tượng và cách hành xử như vậy, thật đáng báo động! Vậy khi yêu, cuồng yêu hay thậm chí hết yêu, chúng ta phải như thế nào?
Yêu và ghen
Thời buổi hiện nay, nếu không suy nghĩ thoáng, thì mỗi người càng làm khổ mình thêm. Tại sao? Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội tràn lan như hiện nay, người người từ khắp mọi nơi dễ làm quen, kết bạn với nhau, cho nên chuyện “say nắng” giữa những người khác giới với nhau cũng dễ xảy ra hơn. Vấn đề còn lại là bản lĩnh của mỗi người là làm sao có thể thoát ra khỏi phút “say nắng” đó để bảo vệ mái ấm hạnh phúc của mình như thế nào mà thôi. Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, nên cơ hội tiếp xúc dễ dàng hơn và các mối quan hệ cũng được mở rộng hơn. Chính vì lẽ đó mà cuộc sống vợ chồng cũng ngày càng “bị” thử thách nhiều hơn, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ chưa có “sợi dây ràng buộc” con cái. Trong quá trình yêu nhau, thành vợ thành chồng và rồi có ngày nào đó nếu như thiếu tự tin ở nhau cũng sẽ rất dễ dẫn đến sự ghen tuông, gia đình xào xáo. Cho nên, trong cuộc sống vợ chồng, điều quan trọng là chúng ta phải yêu và ghen thế nào “cho vừa lòng nhau”.
Theo anh Khoa Nam, nhân viên văn phòng của một công ty nước ngoài ở quận 1 (TPHCM), trước đây anh và vợ của mình cũng có những lúc cuồng yêu nhau, nên dễ xảy ra tình trạng ghen nhau, cãi nhau, giận nhau và suýt nữa là “xa nhau”. Nhưng từ ngày có con với nhau, mỗi người bớt cái tôi đi một tí, bớt cái ghen đi một tí và tăng sự tin tưởng lẫn nhau, thì “chuyện đâu vào đấy”, “cơm lành, canh ngọt”. Nhờ vậy mà giờ đây, sau khi con đầu lòng được gần 6 tuổi, anh chị đang định sinh tiếp đứa con thứ 2 cho có anh có em, gia đình càng vui hơn!
Còn chuyện tình cảm của chị Diệp Anh, nhà ở quận 11 thì “hồi đầu rất hạnh phúc, anh không bao giờ ghen, nhưng giờ vợ chồng gần 50 tuổi, bỗng dưng… ông xã lại hay ghen”, cho nên có những lúc tâm sự chị mới bảo rằng “yêu và ghen” chi cho khổ thế không biết nữa. Mà đâu riêng gì chị Diệp Anh, người viết bài này cũng khá nhiều lần chứng kiến những cảnh “yêu nhau quá hóa ghen tuông” không đáng có của một số vợ chồng. Có cảm giác như họ đang ngày càng gò bó nhau, muốn chiếm hữu nhau, chứ không còn yêu và tôn trọng nhau của những “thuở ban đầu lưu luyến” ấy. Kiểu như vặn hỏi: “Hôm nay, anh/em đi đâu, làm gì, với ai…?”, chỉ nghe thôi cũng đủ phát mệt!
Lạt mềm, buộc chặt
Khi đứng trước từng hoàn cảnh, mỗi người sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Thế nhưng, nhiều người cho rằng trong cuộc sống vợ chồng (hay kể cả công việc cũng vậy), chúng ta phải “tăng đối thoại, giảm đối đầu”, thì mọi việc mới tốt đẹp hơn. Nếu giải quyết bất kỳ vụ việc gì, thì cũng nên nhìn theo hướng mở, tích cực, không nên tự phán quyết tiêu cực để rồi không những vợ chồng mà kể cả con cái cũng khổ theo. Theo chị Út Nghĩa (quê Tiền Giang, công nhân may ở quận 6), nếu người phụ nữ không tự tin vào chính mình sẽ rất khổ. Trước đây, khi chồng chị đi chơi (cà phê, nhậu) với bạn bè, chị hay suy nghĩ lung tung rồi dần dần tự nhiên cơn ghen tuông mù quáng lại nổi lên, xem tin nhắn điện thoại… Vậy là vợ chồng lại cãi nhau. “Mỗi lần như vậy, ông xã của tôi hay nói: “Em điên quá. Một vợ, một con, lo còn muốn không xuể, tiền đâu mà gái gú…”. Cũng may, nói xong ảnh đi ngủ, rồi thôi, chứ nếu không chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa!”, chị Út Nghĩa cho biết và nhìn nhận: “Nếu của mình sẽ là của mình, còn không thì có đi theo giữ tò tò cũng không là của mình”. Chị cũng cho biết thêm, chính nhờ suy nghĩ đơn giản như vậy mà khoảng thời gian sau này cuộc sống của chị rất thanh thản. Vợ chồng cũng hạnh phúc hơn, không còn những giận hờn, cãi nhau vu vơ nữa.
Còn theo anh Văn Đức, nhà ở quận 10, trong cuộc sống vợ chồng, nếu như một trong hai người (vợ hoặc chồng) thiếu tự tin vào chính mình và người mình yêu, thì rất dễ tự ghen. Chính vì vậy, theo anh, dù vợ hay chồng, trong cuộc sống phải tập rèn cho mình sự tự tin để luôn sẵn sàng đối diện với bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi tự tin, con người ta sẽ làm được rất nhiều điều tốt đẹp và như vậy chắc chắn cuộc sống cũng sẽ ngày càng hạnh phúc hơn. Anh Văn Đức kể, lúc trước mỗi lần vợ anh đi gặp bạn bè đồng nghiệp về trễ chỉ cần 5-10 phút là anh sẽ giận và gây chuyện hỏi ngay: “Em đi đâu dữ vậy?”. Nhưng sau này, rút kinh nghiệm từ nhiều người, vợ chồng trao đổi thẳng thắn, tôn trọng nhau. Vợ có đi về trễ, điều trước tiên là anh hỏi thăm xem vợ đi đường thế nào, xe cộ có bị gì không… Sau những lần như vậy, anh càng cảm thấy vợ chồng yêu thương, gắn kết hơn nữa!
Rõ ràng trong cuộc sống, có yêu, có ghen là điều hiển nhiên, nhưng nếu yêu quá mà hóa ghen thì rất khổ cho cả vợ lẫn chồng. Cho nên, trong cuộc sống vợ chồng đòi hỏi mỗi người chúng ta dù “giận thì giận, mà thương thì thương”. Có như vậy, cuộc sống vợ chồng mới hạnh phúc!
Thời buổi hiện nay, nếu không suy nghĩ thoáng, thì mỗi người càng làm khổ mình thêm. Tại sao? Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội tràn lan như hiện nay, người người từ khắp mọi nơi dễ làm quen, kết bạn với nhau, cho nên chuyện “say nắng” giữa những người khác giới với nhau cũng dễ xảy ra hơn. Vấn đề còn lại là bản lĩnh của mỗi người là làm sao có thể thoát ra khỏi phút “say nắng” đó để bảo vệ mái ấm hạnh phúc của mình như thế nào mà thôi. Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, nên cơ hội tiếp xúc dễ dàng hơn và các mối quan hệ cũng được mở rộng hơn. Chính vì lẽ đó mà cuộc sống vợ chồng cũng ngày càng “bị” thử thách nhiều hơn, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ chưa có “sợi dây ràng buộc” con cái. Trong quá trình yêu nhau, thành vợ thành chồng và rồi có ngày nào đó nếu như thiếu tự tin ở nhau cũng sẽ rất dễ dẫn đến sự ghen tuông, gia đình xào xáo. Cho nên, trong cuộc sống vợ chồng, điều quan trọng là chúng ta phải yêu và ghen thế nào “cho vừa lòng nhau”.
Theo anh Khoa Nam, nhân viên văn phòng của một công ty nước ngoài ở quận 1 (TPHCM), trước đây anh và vợ của mình cũng có những lúc cuồng yêu nhau, nên dễ xảy ra tình trạng ghen nhau, cãi nhau, giận nhau và suýt nữa là “xa nhau”. Nhưng từ ngày có con với nhau, mỗi người bớt cái tôi đi một tí, bớt cái ghen đi một tí và tăng sự tin tưởng lẫn nhau, thì “chuyện đâu vào đấy”, “cơm lành, canh ngọt”. Nhờ vậy mà giờ đây, sau khi con đầu lòng được gần 6 tuổi, anh chị đang định sinh tiếp đứa con thứ 2 cho có anh có em, gia đình càng vui hơn!
Còn chuyện tình cảm của chị Diệp Anh, nhà ở quận 11 thì “hồi đầu rất hạnh phúc, anh không bao giờ ghen, nhưng giờ vợ chồng gần 50 tuổi, bỗng dưng… ông xã lại hay ghen”, cho nên có những lúc tâm sự chị mới bảo rằng “yêu và ghen” chi cho khổ thế không biết nữa. Mà đâu riêng gì chị Diệp Anh, người viết bài này cũng khá nhiều lần chứng kiến những cảnh “yêu nhau quá hóa ghen tuông” không đáng có của một số vợ chồng. Có cảm giác như họ đang ngày càng gò bó nhau, muốn chiếm hữu nhau, chứ không còn yêu và tôn trọng nhau của những “thuở ban đầu lưu luyến” ấy. Kiểu như vặn hỏi: “Hôm nay, anh/em đi đâu, làm gì, với ai…?”, chỉ nghe thôi cũng đủ phát mệt!
Lạt mềm, buộc chặt
Khi đứng trước từng hoàn cảnh, mỗi người sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Thế nhưng, nhiều người cho rằng trong cuộc sống vợ chồng (hay kể cả công việc cũng vậy), chúng ta phải “tăng đối thoại, giảm đối đầu”, thì mọi việc mới tốt đẹp hơn. Nếu giải quyết bất kỳ vụ việc gì, thì cũng nên nhìn theo hướng mở, tích cực, không nên tự phán quyết tiêu cực để rồi không những vợ chồng mà kể cả con cái cũng khổ theo. Theo chị Út Nghĩa (quê Tiền Giang, công nhân may ở quận 6), nếu người phụ nữ không tự tin vào chính mình sẽ rất khổ. Trước đây, khi chồng chị đi chơi (cà phê, nhậu) với bạn bè, chị hay suy nghĩ lung tung rồi dần dần tự nhiên cơn ghen tuông mù quáng lại nổi lên, xem tin nhắn điện thoại… Vậy là vợ chồng lại cãi nhau. “Mỗi lần như vậy, ông xã của tôi hay nói: “Em điên quá. Một vợ, một con, lo còn muốn không xuể, tiền đâu mà gái gú…”. Cũng may, nói xong ảnh đi ngủ, rồi thôi, chứ nếu không chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa!”, chị Út Nghĩa cho biết và nhìn nhận: “Nếu của mình sẽ là của mình, còn không thì có đi theo giữ tò tò cũng không là của mình”. Chị cũng cho biết thêm, chính nhờ suy nghĩ đơn giản như vậy mà khoảng thời gian sau này cuộc sống của chị rất thanh thản. Vợ chồng cũng hạnh phúc hơn, không còn những giận hờn, cãi nhau vu vơ nữa.
Còn theo anh Văn Đức, nhà ở quận 10, trong cuộc sống vợ chồng, nếu như một trong hai người (vợ hoặc chồng) thiếu tự tin vào chính mình và người mình yêu, thì rất dễ tự ghen. Chính vì vậy, theo anh, dù vợ hay chồng, trong cuộc sống phải tập rèn cho mình sự tự tin để luôn sẵn sàng đối diện với bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi tự tin, con người ta sẽ làm được rất nhiều điều tốt đẹp và như vậy chắc chắn cuộc sống cũng sẽ ngày càng hạnh phúc hơn. Anh Văn Đức kể, lúc trước mỗi lần vợ anh đi gặp bạn bè đồng nghiệp về trễ chỉ cần 5-10 phút là anh sẽ giận và gây chuyện hỏi ngay: “Em đi đâu dữ vậy?”. Nhưng sau này, rút kinh nghiệm từ nhiều người, vợ chồng trao đổi thẳng thắn, tôn trọng nhau. Vợ có đi về trễ, điều trước tiên là anh hỏi thăm xem vợ đi đường thế nào, xe cộ có bị gì không… Sau những lần như vậy, anh càng cảm thấy vợ chồng yêu thương, gắn kết hơn nữa!
Rõ ràng trong cuộc sống, có yêu, có ghen là điều hiển nhiên, nhưng nếu yêu quá mà hóa ghen thì rất khổ cho cả vợ lẫn chồng. Cho nên, trong cuộc sống vợ chồng đòi hỏi mỗi người chúng ta dù “giận thì giận, mà thương thì thương”. Có như vậy, cuộc sống vợ chồng mới hạnh phúc!