Thế nhưng, trong khi các phương tiện tàu thuyền ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và công suất thì các cảng cá và khu neo đậu chưa theo kịp, thậm chí gây khó cho tàu thuyền ra vào.
Lượng tàu vượt khung thiết kế cảng
Cảng cá Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) đi vào hoạt động từ năm 2008, từ nguồn hỗ trợ trên 30 tỷ đồng của Úc, gồm 2 cầu cảng, trạm nhiên liệu, nhà làm việc và một phần diện tích mặt nước dành cho tàu dưới 90CV. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tàu cá công suất trên 400CV và nhiều tàu cá vỏ thép được hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ vẫn ra vào khu neo đậu, khiến cảng bị quá tải.
Ông Lương Văn Sơn, Trưởng Ban quản lý (BQL) cảng cá Tịnh Hòa, cho biết: “Theo quy mô xây dựng thì cảng cá này không đủ điều kiện cho các tàu trên 90CV cập bến, nhưng trước nhu cầu bức thiết của ngư dân, cảng đành “mở cửa” cho các tàu công suất lớn vào neo đậu. Trung bình trong mùa cao điểm, cảng phải “gồng mình” tiếp nhận hơn 300 tàu có công suất 250 - 400CV trở lên. Điều này khiến luồng vào cảng thường xuyên bị tắc nghẽn, đặc biệt là vào mùa nắng nóng”.
Theo thống kê của BQL các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có trên 5.500 tàu cá các loại, trong khi chỉ có 5 cảng cá và khu neo đậu đã đưa vào sử dụng, đáp ứng cho khoảng 1.750 tàu.
Trong khi đó, cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đầu tư hơn 46 tỷ đồng, là cảng cá sầm uất và lớn nhất tỉnh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ông Dương Trọng Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Kim, cho biết: “Toàn xã có 130 tàu, công suất 20CV - 800CV, hơn 700 lao động đi biển, sản lượng hàng năm đến 2.000 tấn... Mỗi ngày có hàng trăm lượt tàu thuyền vào cập cảng, khiến cảng cá Cửa Sót quá tải, luồng chính bị bồi lấp nặng và tàu thuyền chỉ ra vào luồng phụ gây nhiều khó khăn cho ngư dân...”.
Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định, toàn bộ hệ thống các cảng cá và âu thuyền trên địa bàn tỉnh từ trước tới nay chỉ thiết kế cho các tàu công suất 300CV ra vào neo đậu. “Từ sau sự cố môi trường biển, tỉnh Hà Tĩnh đã khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn vươn khơi xa. Do đó, nếu làm đúng quy định thì các tàu cá công suất trên 400CV và tàu vỏ thép trên 800CV không được cập cảng vì không đúng quy mô thiết kế cảng ban đầu. Tuy nhiên, nếu không cho vào neo đậu thì những tàu thuyền này biết đi đâu. Nhưng nếu cho vào neo đậu mà xảy ra sự cố đáng tiếc thì trách nhiệm lại thuộc về BQL chúng tôi”, ông Sơn chia sẻ.
Đầu tư thiếu đồng bộ
5 cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão ở Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện theo đúng thiết kế. Cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á (huyện Đức Phổ) chỉ mới đầu tư giai đoạn 1, đến nay vẫn chưa có hệ thống cấp nước, điện, xử lý nước thải, nhà điều hành… Tương tự, cảng cá Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ) tổng vốn 50 tỷ đồng, hoàn thành năm 2009, cũng chưa có nhà điều hành, chưa có điện… đến năm 2012 thì luồng vào cảng bị bồi lấp nặng.
Lý giải về tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch - quản lý công trình (BQL các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi), cho biết: “Các cảng đa phần đầu tư chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, do hạn chế về vốn và đầu tư kéo dài. Nguồn thu phí sử dụng cảng cá thấp nên thiếu chủ động trong quản lý và khai thác. Việc mở rộng cảng gặp nhiều khó khăn, hiện tại cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa khó mở rộng do diện tích đất hạn chế, cảng cá Sa Kỳ vẫn chưa hoàn thành công tác thu hồi và giao đất, thiếu nơi neo đậu nên đã xảy ra tình trạng ngư dân lập bến cá tự phát”.
Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, cho biết: “Trước mắt, BQL đã đề xuất lên Tổng cục Thủy sản và UBND tỉnh Hà Tĩnh, đối với các tàu vỏ thép trên 800CV tạm thời vẫn cho vào các cảng neo đậu, mặc dù vượt khung công suất thiết kế; còn giải pháp dài hạn thì vẫn phải đầu tư xây dựng loại cầu cảng phù hợp; nạo vét luồng lạch đảm bảo đủ chiều rộng và chiều sâu tiến tới mở rộng cảng phục vụ nhu cầu tàu thuyền ra vào thuận lợi, an toàn”
Lượng tàu vượt khung thiết kế cảng
Cảng cá Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) đi vào hoạt động từ năm 2008, từ nguồn hỗ trợ trên 30 tỷ đồng của Úc, gồm 2 cầu cảng, trạm nhiên liệu, nhà làm việc và một phần diện tích mặt nước dành cho tàu dưới 90CV. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tàu cá công suất trên 400CV và nhiều tàu cá vỏ thép được hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ vẫn ra vào khu neo đậu, khiến cảng bị quá tải.
Ông Lương Văn Sơn, Trưởng Ban quản lý (BQL) cảng cá Tịnh Hòa, cho biết: “Theo quy mô xây dựng thì cảng cá này không đủ điều kiện cho các tàu trên 90CV cập bến, nhưng trước nhu cầu bức thiết của ngư dân, cảng đành “mở cửa” cho các tàu công suất lớn vào neo đậu. Trung bình trong mùa cao điểm, cảng phải “gồng mình” tiếp nhận hơn 300 tàu có công suất 250 - 400CV trở lên. Điều này khiến luồng vào cảng thường xuyên bị tắc nghẽn, đặc biệt là vào mùa nắng nóng”.
Theo thống kê của BQL các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có trên 5.500 tàu cá các loại, trong khi chỉ có 5 cảng cá và khu neo đậu đã đưa vào sử dụng, đáp ứng cho khoảng 1.750 tàu.
Trong khi đó, cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đầu tư hơn 46 tỷ đồng, là cảng cá sầm uất và lớn nhất tỉnh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ông Dương Trọng Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Kim, cho biết: “Toàn xã có 130 tàu, công suất 20CV - 800CV, hơn 700 lao động đi biển, sản lượng hàng năm đến 2.000 tấn... Mỗi ngày có hàng trăm lượt tàu thuyền vào cập cảng, khiến cảng cá Cửa Sót quá tải, luồng chính bị bồi lấp nặng và tàu thuyền chỉ ra vào luồng phụ gây nhiều khó khăn cho ngư dân...”.
Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định, toàn bộ hệ thống các cảng cá và âu thuyền trên địa bàn tỉnh từ trước tới nay chỉ thiết kế cho các tàu công suất 300CV ra vào neo đậu. “Từ sau sự cố môi trường biển, tỉnh Hà Tĩnh đã khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn vươn khơi xa. Do đó, nếu làm đúng quy định thì các tàu cá công suất trên 400CV và tàu vỏ thép trên 800CV không được cập cảng vì không đúng quy mô thiết kế cảng ban đầu. Tuy nhiên, nếu không cho vào neo đậu thì những tàu thuyền này biết đi đâu. Nhưng nếu cho vào neo đậu mà xảy ra sự cố đáng tiếc thì trách nhiệm lại thuộc về BQL chúng tôi”, ông Sơn chia sẻ.
Đầu tư thiếu đồng bộ
5 cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão ở Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện theo đúng thiết kế. Cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á (huyện Đức Phổ) chỉ mới đầu tư giai đoạn 1, đến nay vẫn chưa có hệ thống cấp nước, điện, xử lý nước thải, nhà điều hành… Tương tự, cảng cá Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ) tổng vốn 50 tỷ đồng, hoàn thành năm 2009, cũng chưa có nhà điều hành, chưa có điện… đến năm 2012 thì luồng vào cảng bị bồi lấp nặng.
Lý giải về tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch - quản lý công trình (BQL các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi), cho biết: “Các cảng đa phần đầu tư chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, do hạn chế về vốn và đầu tư kéo dài. Nguồn thu phí sử dụng cảng cá thấp nên thiếu chủ động trong quản lý và khai thác. Việc mở rộng cảng gặp nhiều khó khăn, hiện tại cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa khó mở rộng do diện tích đất hạn chế, cảng cá Sa Kỳ vẫn chưa hoàn thành công tác thu hồi và giao đất, thiếu nơi neo đậu nên đã xảy ra tình trạng ngư dân lập bến cá tự phát”.
Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, cho biết: “Trước mắt, BQL đã đề xuất lên Tổng cục Thủy sản và UBND tỉnh Hà Tĩnh, đối với các tàu vỏ thép trên 800CV tạm thời vẫn cho vào các cảng neo đậu, mặc dù vượt khung công suất thiết kế; còn giải pháp dài hạn thì vẫn phải đầu tư xây dựng loại cầu cảng phù hợp; nạo vét luồng lạch đảm bảo đủ chiều rộng và chiều sâu tiến tới mở rộng cảng phục vụ nhu cầu tàu thuyền ra vào thuận lợi, an toàn”