Thiết bị phát hiện các gốc tự do trong thực phẩm

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật liệu và Năng lượng Helmholtz (HZB) và Đại học Stuttgart (Đức) đã phát triển thiết bị công nghệ Cộng hưởng thuận từ điện tử (EPR) có độ nhạy cao gắn trên chip, giúp phát hiện các gốc tự do trong thực phẩm ngay cả ở nồng độ rất thấp.

Thiết bị công nghệ phát hiện các gốc tự do trong thực phẩm. Ảnh: HZB/Luca Segantini
Thiết bị công nghệ phát hiện các gốc tự do trong thực phẩm. Ảnh: HZB/Luca Segantini

Nhà vật lý Michele Segantini của HZB cho biết, các thiết bị EPR nhỏ, di động và giá cả phải chăng được tạo ra dựa trên sự kết hợp giữa một vi mạch và nam châm vĩnh cửu, có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. EPR có giá thành thấp này sẽ được sử dụng trong sản xuất dầu ô liu và bia để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm. Hiện các công ty thực phẩm vẫn thử nghiệm sản phẩm bằng các phương pháp hóa học phức tạp, tạo ra một lượng chất thải độc hại đáng kể. EPR không chỉ nhạy hơn mà còn ít tốn thời gian hơn, do đó, các mẫu có thể được phân tích nhiều lần trong suốt quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

EPR được phát triển dựa trên ý tưởng của 2 nhà khoa học Klaus Lips (HZB) và Jens Anders (Đại học Stuttgart). Quá trình phát triển nghiên cứu sau đó được Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức BMBF tài trợ. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch điều chỉnh sản phẩm công nghệ này cho các lĩnh vực ứng dụng khác như chẩn đoán y tế, phát triển thuốc, công nghệ bán dẫn và giám sát pin.

Tin cùng chuyên mục