Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) và thiên tai. Thống kê những năm qua cho thấy, số người chết và mất tích do thiên tai bình quân mỗi năm khoảng 500 người, gây thiệt hại kinh tế khoảng 1,5% GDP. Thích ứng với BĐKH là biện pháp sống còn và được xem là một trong những nhiệm vụ ưu tiên nhằm giảm mức độ dễ bị tổn thương.
Theo bộ Tài nguyên và Môi trường, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,5°C, mực nước biển dâng khoảng 20cm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai có xu hướng ngày gia tăng cả về tần số lẫn cường độ.
Theo bộ Tài nguyên và Môi trường, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,5°C, mực nước biển dâng khoảng 20cm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai có xu hướng ngày gia tăng cả về tần số lẫn cường độ.
BĐKH thực sự đã khiến thiên tai; đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Theo kịch bản BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thế tăng từ 2 - 3°C, nước biển dâng thêm 78 - 100cm. Nếu mực nước biển dâng 100cm, sẽ có trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, hơn 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TPHCM có nguy cơ bị ngập; ảnh hưởng trực tiếp đến 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số TPHCM. Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 35% dân số bị ảnh hưởng và nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Các lĩnh vực, khu vực và đối tượng dễ bị tổn thương là nền nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, sức khỏe cộng đồng và hạ tầng kỹ thuật, người nghèo, dân tộc thiểu số, người già, phụ nữ.
Để hạn chế những tác động, thiệt hại do BĐKH gây ra, thời gian qua Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp thích ứng với BĐKH. Cụ thể, Việt Nam đã có 254 dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) được Ban Chấp hành Quốc tế về CDM (EB) công nhận.
Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về số lượng dự án, với tổng lượng khí nhà kính tiềm năng giảm tương đương khoảng 137,4 triệu tấn CO2. Trong 254 dự án, các dự án về năng lượng chiếm 87,6%, xử lý chất thải 10,2%, trồng rừng và tái trồng rừng 0,4% và các loại khác chiếm 1,8%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nhiều ưu tiên, ưu đãi phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của quốc gia; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
Theo đó, nhiều hoạt động liên quan tới thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai đã và đang được thực hiện trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nguồn lực quốc gia đầu tư cho thích ứng với BĐKH vẫn còn hạn chế. Trong khi chi phí khắc phục những thiệt hại dự kiến sẽ tăng lên đáng kể dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Chi phí cho thích ứng với BĐKH ước tính sẽ vượt quá 3% - 5% GDP vào năm 2030. Vì vậy, việc đa dạng hóa nguồn đầu tư công, đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như hỗ trợ của quốc tế để thích ứng với BĐKH là rất cần thiết.
Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam đã đặt nhiều mục tiêu giảm thiểu thiệt hại về người và của do BĐKH bằng các nhiệm vụ cụ thể, như hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn để đảm bảo dự báo và cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai; cũng cố cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư, di dời và sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, xói lở bờ sông. Nâng độ che phủ rừng lên 45%, diện tích rừng phòng hộ ven biển lên 38.000ha; trong đó, trồng rừng ngập mặn thêm 20.000 - 50.000ha. Đồng thời, hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão và 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc.
Đặc biệt, Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động thích ứng với BĐKH.
Theo đó, nhiều hoạt động liên quan tới thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai đã và đang được thực hiện trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nguồn lực quốc gia đầu tư cho thích ứng với BĐKH vẫn còn hạn chế. Trong khi chi phí khắc phục những thiệt hại dự kiến sẽ tăng lên đáng kể dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Chi phí cho thích ứng với BĐKH ước tính sẽ vượt quá 3% - 5% GDP vào năm 2030. Vì vậy, việc đa dạng hóa nguồn đầu tư công, đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như hỗ trợ của quốc tế để thích ứng với BĐKH là rất cần thiết.
Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam đã đặt nhiều mục tiêu giảm thiểu thiệt hại về người và của do BĐKH bằng các nhiệm vụ cụ thể, như hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn để đảm bảo dự báo và cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai; cũng cố cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư, di dời và sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, xói lở bờ sông. Nâng độ che phủ rừng lên 45%, diện tích rừng phòng hộ ven biển lên 38.000ha; trong đó, trồng rừng ngập mặn thêm 20.000 - 50.000ha. Đồng thời, hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão và 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc.
Đặc biệt, Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động thích ứng với BĐKH.