Thị trường thực phẩm và đồ uống dự báo sôi động

Mặc dù kinh tế được dự báo có nhiều khó khăn, nhưng theo Euromonitor, giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỷ đồng.

Theo Báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022 do iPOS.vn phối hợp cùng Công ty CP Nghiên cứu Việt Nam - VIRAC và cộng đồng chuyên trang F&B Việt Nam, ngành F&B trong nước năm nay sẽ trải qua một vài xu hướng như: xu hướng ăn lành mạnh và ăn chay tiếp tục được cổ vũ nhưng khó tạo nên xu thế lớn. Xu hướng này đặc biệt rõ nét ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...

Cùng với đó, cuộc chiến giành thị phần giữa các chuỗi lớn khi nhiều chủ đầu tư nhỏ lẻ thận trọng. Lý do, kinh tế khó khăn, nhiều kế hoạch mở mới đang tạm được hoãn để “nghe ngóng” thêm thị trường. Tuy nhiên, với các thương hiệu lớn, đặc biệt là thương hiệu chuỗi, bằng nguồn vốn tích lũy của mình, nhiều bên đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ suy yếu. Ngoài ra, việc bán đồ ăn online đã trở nên rất phổ biến trên thị trường F&B Việt Nam và xu thế này dự kiến sẽ tiếp tục lan tỏa sang các thành phố đô thị loại 1, loại 2 trong những năm tới, theo đà mở rộng của hệ thống hạ tầng app gọi món, giao vận, thanh toán.

Cuối cùng là xu thế chuyển đổi số lan tỏa sâu rộng hơn. Theo đó, không chỉ dừng lại ở phần mềm quản lý bán hàng đơn thuần, các thương hiệu F&B đã sử dụng công nghệ trong nhiều nghiệp vụ quan trọng khác như chăm sóc khách hàng, quản trị nhân sự, quản trị mua hàng...

Tin cùng chuyên mục