Tại các doanh nghiệp (DN) sản xuất như Vissan, Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt lượng hàng hóa đưa ra thị trường cũng đã tăng bình quân 100% - 200%; các hệ thống phân phối cũng phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm hàng tết của người dân TPHCM. Sức mua chung trên thị trường đã bắt đầu tăng khá cao, đạt mức 30% - 40% so với ngày thường. Dự kiến, từ nay đến ngày 29 tháng Chạp, sức mua tại nhiều hệ thống có thể tăng 100% - 150%. Kể từ ngày 27 tháng Chạp, các nhà phân phối cũng đã kéo dài thời gian bán hàng thêm 1 - 3 giờ/ngày nhằm tránh tình trạng quá tải trong việc thanh toán tại các quầy kệ.
Về giá bán, theo ghi nhận của PV Báo SGGP, trong ngày 27 tháng Chạp, giá nhiều mặt hàng vẫn rất ổn định. Đặc biệt ở 9 nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu được bình ổn giá (gồm thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ quả, thủy hải sản…) giá bán đã được các sở, ngành chốt giá trong 2 tháng nên không có biến động. Nguồn cung rất dồi dào, phong phú.
Riêng nhóm các mặt hàng trái cây, hoa tươi cắt cành như bưởi, mãng cầu, xoài, thanh long, dưa hấu tròn, quýt đường, hoa ly, hoa hồng, hoa huệ, lay ơn… do sức mua đã bắt đầu tăng cao để chuẩn bị chưng tết, kéo theo giá bán cũng tăng khá. Cụ thể, giá bán bưởi da xanh và xoài cát Hòa Lộc tại nhiều chợ bán lẻ đã đứng ở mức 90.000 - 110.000 đồng/kg, mãng cầu 80.000 - 90.000 đồng/kg, hoa ly (loại một cành 5 hoa) 50.000 - 70.000 đồng/cành, hoa huệ 100.000 - 120.000 đồng/chục… Tuy nhiên theo nhiều tiểu thương, đây là mức giá của ngày 27 tháng Chạp, từ nay đến ngày 30 tết giá bán sẽ còn biến động theo chiều hướng tăng dần.
Về giá bán, theo ghi nhận của PV Báo SGGP, trong ngày 27 tháng Chạp, giá nhiều mặt hàng vẫn rất ổn định. Đặc biệt ở 9 nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu được bình ổn giá (gồm thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ quả, thủy hải sản…) giá bán đã được các sở, ngành chốt giá trong 2 tháng nên không có biến động. Nguồn cung rất dồi dào, phong phú.
Riêng nhóm các mặt hàng trái cây, hoa tươi cắt cành như bưởi, mãng cầu, xoài, thanh long, dưa hấu tròn, quýt đường, hoa ly, hoa hồng, hoa huệ, lay ơn… do sức mua đã bắt đầu tăng cao để chuẩn bị chưng tết, kéo theo giá bán cũng tăng khá. Cụ thể, giá bán bưởi da xanh và xoài cát Hòa Lộc tại nhiều chợ bán lẻ đã đứng ở mức 90.000 - 110.000 đồng/kg, mãng cầu 80.000 - 90.000 đồng/kg, hoa ly (loại một cành 5 hoa) 50.000 - 70.000 đồng/cành, hoa huệ 100.000 - 120.000 đồng/chục… Tuy nhiên theo nhiều tiểu thương, đây là mức giá của ngày 27 tháng Chạp, từ nay đến ngày 30 tết giá bán sẽ còn biến động theo chiều hướng tăng dần.
Tương tự, ở nhóm thực phẩm tươi sống như gà ta, cá lóc, cá thu, thịt heo ba rọi rút xương… giá bán cũng nhích lên từng ngày. Giá gà ta hiện đã đứng ở mức 150.000 - 170.000 đồng/kg (tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg), thịt ba rọi tăng bình quân khoảng 10.000 - 20.000 đồng.
Nhận định chung về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa tại TPHCM trong những ngày cận tết, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, ở nhóm các mặt hàng thiết yếu nằm trong diện bình ổn hàng hóa rất dồi dào, giá ổn định. Nhưng riêng nhóm các mặt hàng khác, giá tăng là do mức cầu tăng đột biến, cộng với việc canh tác không gặp thuận lợi bằng những năm trước do tháng nhuận và mưa lũ kéo dài trên diện rộng. Chẳng hạn, sản lượng bưởi da xanh trong vụ tết tại các tỉnh ĐBSCL giảm mạnh do thời tiết không thuận lợi, có vùng sản lượng chỉ bằng 10% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng xoài nghịch vụ cũng giảm khoảng 60%... Riêng giá rau củ quả, thịt heo, thịt gia cầm như gà thả vườn, gà công nghiệp, trứng gia cầm các loại sẽ tiếp tục ổn định do tổng đàn tăng mạnh.
Cùng quan điểm này, ban quản lý các chợ đầu mối tại TPHCM cho hay, sản lượng các mặt hàng đặc trưng để chưng tết như bưởi, xoài, hoa tươi cắt cành về chợ giảm nhẹ so với cùng kỳ. Giá bán sỉ cũng đã tăng bình quân khoảng 20% so với mùa tết năm ngoái. Hiện giá bưởi da xanh mua xá tại các nhà vườn đã đứng ở mức hơn 70.000 đồng/kg (cao hơn mức bình quân năm ngoái là 20.000 đồng/kg), dẫn đến giá bán lẻ mặt hàng này cũng tăng khá cao.
Trước tình hình này, Sở Công thương yêu cầu ban quản lý các chợ đầu mối, các hệ thống phân phối phối hợp chặt chẽ với các nhà kinh doanh, nhà vườn tăng cường các giải pháp bám sát diễn biến thị trường, cập nhật nhanh tình hình cung cầu, giá cả và nếu có biến động bất thường phải báo cáo nhanh về cơ quan chức năng để các đơn vị liên ngành kịp thời giải quyết. Trong công tác phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, ban quản lý các chợ tiếp tục kiểm ra, giám sát nguồn gốc hàng hóa, chất lượng sản phẩm và đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đối với các ngành hàng kinh doanh tại chợ. Các chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn TPHCM chiếm 60% - 70% thị phần ở ngành hàng rau củ, quả, thủy hải sản, thịt gia súc, thịt gia cầm nên cần chú trọng kiểm soát nguồn cung các mặt hàng chủ lực, đồng thời nâng cao năng lực dự báo thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nhằm kịp thời thông tin cho thương nhân, tiểu thương chủ động điều phối nguồn hàng, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ, tăng giá đột biến.
Nhận định chung về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa tại TPHCM trong những ngày cận tết, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, ở nhóm các mặt hàng thiết yếu nằm trong diện bình ổn hàng hóa rất dồi dào, giá ổn định. Nhưng riêng nhóm các mặt hàng khác, giá tăng là do mức cầu tăng đột biến, cộng với việc canh tác không gặp thuận lợi bằng những năm trước do tháng nhuận và mưa lũ kéo dài trên diện rộng. Chẳng hạn, sản lượng bưởi da xanh trong vụ tết tại các tỉnh ĐBSCL giảm mạnh do thời tiết không thuận lợi, có vùng sản lượng chỉ bằng 10% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng xoài nghịch vụ cũng giảm khoảng 60%... Riêng giá rau củ quả, thịt heo, thịt gia cầm như gà thả vườn, gà công nghiệp, trứng gia cầm các loại sẽ tiếp tục ổn định do tổng đàn tăng mạnh.
Cùng quan điểm này, ban quản lý các chợ đầu mối tại TPHCM cho hay, sản lượng các mặt hàng đặc trưng để chưng tết như bưởi, xoài, hoa tươi cắt cành về chợ giảm nhẹ so với cùng kỳ. Giá bán sỉ cũng đã tăng bình quân khoảng 20% so với mùa tết năm ngoái. Hiện giá bưởi da xanh mua xá tại các nhà vườn đã đứng ở mức hơn 70.000 đồng/kg (cao hơn mức bình quân năm ngoái là 20.000 đồng/kg), dẫn đến giá bán lẻ mặt hàng này cũng tăng khá cao.
Trước tình hình này, Sở Công thương yêu cầu ban quản lý các chợ đầu mối, các hệ thống phân phối phối hợp chặt chẽ với các nhà kinh doanh, nhà vườn tăng cường các giải pháp bám sát diễn biến thị trường, cập nhật nhanh tình hình cung cầu, giá cả và nếu có biến động bất thường phải báo cáo nhanh về cơ quan chức năng để các đơn vị liên ngành kịp thời giải quyết. Trong công tác phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, ban quản lý các chợ tiếp tục kiểm ra, giám sát nguồn gốc hàng hóa, chất lượng sản phẩm và đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đối với các ngành hàng kinh doanh tại chợ. Các chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn TPHCM chiếm 60% - 70% thị phần ở ngành hàng rau củ, quả, thủy hải sản, thịt gia súc, thịt gia cầm nên cần chú trọng kiểm soát nguồn cung các mặt hàng chủ lực, đồng thời nâng cao năng lực dự báo thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nhằm kịp thời thông tin cho thương nhân, tiểu thương chủ động điều phối nguồn hàng, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ, tăng giá đột biến.