Các làng hoa tại Đà Lạt và vùng ven (Lâm Đồng) đang “chạy nước rút” để cung cấp hoa cho bạn hàng, giá hoa cũng bắt đầu tăng mạnh do nhu cầu thị trường tăng cao những ngày cận Tết Nguyên đán 2022.
Cụ thể, hoa cúc lưới 38.000-45.000 đồng/bó 10 cành, cúc chùm 17.000 đồng/bó 5 cành, lay ơn 50.000-55.000 đồng/bó 10 cành, cẩm chướng 100.000 đồng/bó 20 cây, cát tường 140.000-155.000 đồng/kg, salem 85.000 đồng/kg (loại thành phẩm), đồng tiền 100.000-110.000 đồng/bó 20 cành. Riêng hoa lily 180.000-220.000 đồng/bó 5 cành. Ông Phan Thạch (làng hoa Hà Đông, phường 8, Đà Lạt) phấn khởi nói: “Lily ngày tết có giá cao hơn nhiều so với ngày thường, vì vụ này người trồng nhập củ giống thân to. Mỗi sào lily đầu tư 350-400 triệu đồng, chăm sóc cho hoa nở đúng thời điểm thì có lãi”.
so với năm trước. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Còn anh Nguyễn Văn Út (ngụ phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) trồng cẩm tú cầu cho ra hoa quanh năm. Theo anh Út, trước đây, hoa cẩm tú cầu chỉ trồng ở Đà Lạt, nhưng nay lai tạo đã phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại miền Nam nên cũng được giới trẻ yêu thích. Năm nay, anh Út cung ứng cho thị trường khoảng 10.000 chậu cẩm tú cầu, với giá dao động 45.000-130.000 đồng/chậu.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, sản lượng hoa kiểng phục vụ tết năm nay hơn 1,5 triệu sản phẩm; trong đó nhiều nhất vẫn là các loại hoa truyền thống như cúc mâm xôi, hồng, cúc các loại, dạ yến thảo, vạn thọ, cát tường… Do chủ động cắt giảm diện tích nên sản lượng hoa “cung không đủ cầu”, bán được giá.
Tại làng hoa kiểng Chợ Lách (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), hoa kiểng cũng khá hút hàng. Đa phần nhà vườn đã bán hết 70% lượng hoa kiểng tại ruộng cho thương lái; số còn lại được bán tại các chợ truyền thống từ nay đến tết. Ngoài ra, huyện Chợ Lách có thế mạnh về các loại cây kiểng tạo hình, như tắc tạo hình cọp, dừa tạo hình cọp... có giá dao động 5-6 triệu đồng/cặp, được tung ra thị trường tạo nên sự mới lạ.
Tương tự, trong những ngày này, dọc tuyến đường dẫn đến làng mai Nhơn An - “thủ phủ” mai vàng miền Trung, các thương lái tấp nập đổ về mua mai vàng với số lượng lớn. Riêng tại 5 làng nghề trồng mai cảnh ở xã Nhơn An (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) thu trên 40 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ thu nhập hơn 266 triệu đồng. Xã Nhơn Phong thu 42 tỷ đồng, có hộ thu nhập đạt 3 tỷ đồng. Ông Bùi Văn Ngọc (người trồng mai tại thị xã An Nhơn) cho biết, giá mỗi chậu hoa mai dao động 500.000-2,5 triệu đồng, vì năm nay thời tiết thuận lợi, chăm sóc kỹ nên mai đẹp, nở đúng dịp tết.
Khác hẳn với không khí nhộn nhịp ở các tỉnh, tại TP Đà Nẵng, chợ hoa xuân năm nay khá trầm lắng. Đường 2/9 (quận Hải Châu) là khu vực tập trung hoa mai Bình Định, Phú Yên, quất Hội An (tỉnh Quảng Nam), nhưng đã ngày 23 tháng Chạp mà chỉ lác đác vài người mua. Anh Lê Ngọc Bưởi (ngụ phường Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cho biết, chở ra TP Đà Nẵng 1.200 chậu quất nhỏ, giảm hẳn một nửa so với năm trước, nhưng việc tiêu thụ hết sức chậm. “Đại hạ giá rồi mà cũng không ai mua.
Trong khi đó, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, thị trường hoa tết cũng đang ảm đạm. Vụ hoa tết năm nay, ông Nguyễn Thanh Hoa (trú xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) và một số hộ chuyên canh hoa trong vùng chỉ trồng một số loài hoa có giá trị kinh tế thấp như cúc, đồng tiền và sản lượng chỉ bằng 30% so với tết năm ngoái. Dù vậy, theo ông Hoa, đã đến ngày 23 tháng Chạp, vẫn chưa có thương lái tìm mua, mọi người như “ngồi trên đống lửa”. Theo ông Ngô Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, xã Thủy Thanh là nơi tập trung nhiều hộ trồng hoa nhất, nhưng đang ế ẩm. Chính quyền đang tìm cách kết nối với thương lái, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển, bày bán, hỗ trợ miễn, giảm chi phí thuê bãi, liên hệ các điểm chợ hoa truyền thống ở TP Huế để giúp các hộ trồng hoa.