Theo đó, chuyển 875 biên chế của Đội Thanh tra địa bàn 24 quận - huyện về Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận - huyện.
Đề xuất này nhằm giúp công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn TP đi vào nề nếp, giảm thiểu các công trình vi phạm trật tự xây dựng và tổ chức bộ máy của lực lượng thanh tra xây dựng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy định, việc thành lập thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phù hợp với tình hình thực tế hoạt động công vụ hiện nay.
Theo đó, việc thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận - huyện được thực hiện trên cơ sở tiếp nhận, bàn giao số lượng cán bộ, công chức, lao động hợp đồng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của 24 đội thanh tra địa bàn quận - huyện (hiện đang thuộc Thanh tra Sở Xây dựng TP) và Đội Quản lý trật tự đô thị (hiện đang thuộc phòng Quản lý đô thị quận - huyện).
Theo đề án được trình, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận - huyện quản lý là cơ quan thuộc UBND cấp quận - huyện có chức năng giúp Chủ tịch UBND quận - huyện thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận - huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây dựng TP.
Sau khi được thành lập, tùy theo tính chất đô thị tại địa bàn quản lý có thể phân công một số công chức về làm việc tại UBND phường - xã - thị trấn để giúp UBND phường - xã - thị trấn trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Các công chức, lao động hợp đồng thuộc Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận - huyện khi làm việc tại UBND phường - xã - thị trấn đồng thời chịu sự chỉ đạo, điều hành của UBND phường - xã - thị trấn về việc thực hiện nhiệm vụ.
Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận - huyện có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn; thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, trật tự đô thị đối với chủ đầu tư, nhà thầu công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; đối với công trình xây dựng sai phép, sai quy định do UBND quận - huyện cấp phép hoặc phê duyệt. Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý…
Về việc này, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn TPHCM đi vào nề nếp và trật tự hơn đó là kiện toàn lực lượng thanh tra xây dựng.
Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận - huyện có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn; thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, trật tự đô thị đối với chủ đầu tư, nhà thầu công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; đối với công trình xây dựng sai phép, sai quy định do UBND quận - huyện cấp phép hoặc phê duyệt. Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý…
Về việc này, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn TPHCM đi vào nề nếp và trật tự hơn đó là kiện toàn lực lượng thanh tra xây dựng.
Theo ông Tuấn, hiện nay, hầu hết giấy phép xây dựng đều do quận - huyện cấp nhưng địa phương lại không có lực lượng kiểm tra nên việc quản lý trật tự về xây dựng còn hạn chế, ngay cả khi TP đã ban hành quy chế phối hợp giữa thanh tra xây dựng với các địa phương. Do đó, việc điều chuyển 85% lực lượng thanh tra xây dựng (hơn 800 người) về phụ trách địa bàn về các quận - huyện, phường- xã là rất cần thiết nhằm đảm bảo việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.