Theo đó, nền tảng "Y tế HCM" được thí điểm ứng dụng ở 3 nhóm đối tượng chính là người dân; đơn vị sản xuất, kinh doanh và các cơ quan nhà nước.
Người dân được cấp 1 mã QR trên ứng dụng điện thoại thông minh (người dân không dùng điện thoại thông minh sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại SMS) hoặc được cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ cho từng cá nhân.
Các thông tin chính gắn với mã QR cá nhân gồm: Khai báo y tế; Lịch sử tiêm vắc-xin phòng COVID-19 (mũi 1, mũi 2); Kết quả xét nghiệm; Thông tin theo dõi sức khỏe tại nhà (dành cho F0 cách ly tại nhà). Như vậy người dân sẽ phải thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng "Y tế HCM" hoặc truy cập địa chỉ https://khaibaoyte.tphcm.gov.vn/) trước khi ra đường; Xuất trình mã QR hoặc mã số để kiểm tra khi đến trạm kiểm soát; trụ sở sản xuất kinh doanh; các nơi có kiểm soát ra-vào theo quy định như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở bán thực phẩm... |
Với các cơ quan nhà nước, nền tảng khai báo y tế điện tử của thành phố ứng dụng để quản lý, cấp mã QR các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được phép hoạt động; phân bổ số lao động được tham gia hoạt động; Giám sát, kiểm tra mức độ an toàn toàn của đơn vị sản xuất kinh doanh…
Được biết nền tảng "Y tế HCM" thực hiện liên thông, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch của Bộ TT-TT, Bộ Y tế thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và thành phố (HCM LGSP). Nền tảng "Y tế HCM" sử dụng mã QR cá nhân thống nhất quốc gia, dùng chung giữa các ứng dụng như Bluezone, NCOVI, VHD, VNEID theo Quyết định số 1405/QĐ- BTTTT ngày 11-9-2021 của Bộ TT-TT. |