Và nếu kể thêm đoạn Nha Trang - Cam Lâm dài 49km cũng đưa vào sử dụng thì toàn tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông (đoạn từ tỉnh Khánh Hòa đến TPHCM) đã hoàn thành khoảng hơn 300km, rút ngắn đáng kể thời gian đi lại của các loại xe ô tô, qua đó tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội và tăng tính kết nối giữa các tỉnh Nam Trung bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Điểm nổi bật của các dự án cao tốc vừa khánh thành là thiết kế nhiều nút giao, kèm bảng hướng dẫn ra vào cao tốc, từ cao tốc với các đô thị đông dân cư và các quốc lộ, tỉnh lộ để tạo thuận lợi cho các chủ phương tiện ra vào cao tốc. Chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các nút giao giữa cao tốc với các quốc lộ hiện hữu như 1A, 27C, 27B (qua Khánh Hòa), 28B, 28, 55, 56 (qua Bình Thuận), QL56 - Cẩm Mỹ (đoạn qua Đồng Nai) để sớm phát huy hiệu quả nhiều mặt của các tuyến cao tốc mang lại.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua tỉnh Bình Thuận) thông xe chính thức từ ngày 29-4-2023 đã thu hút đông xe lưu thông |
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vừa đưa vào sử dụng đã thu hút đông xe cộ lưu thông |
Lối vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây |
Cao tốc Nha Trang - Vĩnh Hảo đoạn giao với Quốc lộ 27B đã cơ bản hoàn thành |
Thi công cầu vượt Quốc lộ 28B với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết |
Cứ khoảng 4,5km trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết có một làn dừng khẩn cấp |
Thi công cầu vượt đường dân sinh giao với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết |
Lối rẽ từ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ra TP Phan Thiết và Quốc lộ 1 |
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây |