Từ đó kéo theo hàng loạt hệ lụy khó lường liên quan đến lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, y tế, sự phát triển bền vững của từng gia đình, từng quốc gia, dân tộc. Tính riêng ở Việt Nam, trong năm 2016, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên 1,7 tỷ USD - con số thiệt hại lớn nhất do BĐKH gây ra trong vòng 40 năm qua. Vậy có biện pháp nào để ứng phó hữu hiệu với BĐKH?
Hàng trăm tỷ USD “bốc hơi”
Tại một hội nghị chuyên đề quốc tế về ứng phó với BĐKH vừa diễn ra tại TPHCM cách nay vài ngày, nhiều đại biểu trong và ngoài nước đều tỏ ra lo ngại trước thực trạng BĐKH đang tác động mạnh trên toàn thế giới. Theo các kịch bản BĐKH ở nước ta, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập; trong đó, TPHCM bị ngập trên 20% diện tích. Khoảng 10% - 12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp với tổn thất ước tính khoảng 10% GDP.
Ghi nhận của nhiều cơ quan chuyên trách nghiên cứu về ứng phó với BĐKH cho thấy, trái đất đang phải chứng kiến sự “nổi giận” của “mẹ” thiên nhiên, đặc biệt trong thời gian gần đây. Bằng chứng, thiên tai hoành hành khắp nơi, tác động trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của loài người. Thông tin từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai nước ta, năm 2016 Việt Nam và thế giới đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường, gây thiệt hại nặng về người và tài sản.
Công trình thi công cống ngăn triều chống ngập có tính yếu tố biến đổi khí hậu tại TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Dẫn chứng từ một tổ chức nghiên cứu của Đức đã chỉ ra rằng, châu Á là khu vực chịu thiệt hại nặng nề trong năm qua. Ví dụ như vụ siêu bão Meranti đổ bộ vào Trung Quốc, siêu bão Chaba đổ bộ vào Hàn Quốc, động đất ở Indonesia làm hàng trăm người thiệt mạng. Tính riêng 2 trận động đất và trận lũ lịch sử lần lượt xảy ra tại Nhật Bản và Trung Quốc đã khiến tổng thiệt hại của 2 nước này lên tới 51 tỷ USD. Tương tự, khu vực Trung Mỹ, Bắc Mỹ cũng tổn thất hàng chục tỷ USD do thiên tai gây ra. Đối với châu Âu, thiệt hại cũng không hề nhỏ, ở mức 6 tỷ USD. Thống kê sơ bộ, tổng số thiệt hại ước tính do BĐKH gây ra trên toàn cầu trong năm 2016 khoảng 175 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm qua. Cùng chung nhận định về ảnh hưởng của BĐKH đến người dân, ông Saber Chowdhury, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới, nói: “Trong 45 năm qua, 88% người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên khắp thế giới, chủ yếu tập trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với thiệt hại kinh tế ước hàng ngàn tỷ USD”. Do vậy, ông Saber Chowdhury mong rằng mục tiêu phát triển bền vững sẽ đạt được tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, trong đó tập trung vào yếu tố con người, sự thịnh vượng của nền kinh tế…
Lồng ghép vào chiến lược phát triển quốc gia
Hàng loạt quốc gia trong khu vực đã có những động thái tích cực để ứng phó với BĐKH, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, nước ta đã đưa ra các mục tiêu phát triển bền vững, chẳng hạn như: thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với BĐKH; thách thức, cơ hội và hành động ứng phó với BĐKH của các quốc gia trong khu vực; các cam kết quốc tế và yêu cầu đối với các nhà lập pháp; huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững…
Hỗ trợ người dân vùng sạt lở
Công ty Xi măng INSEE Việt Nam vừa hỗ trợ 300 tấn xi măng cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở đất tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trước đó, vào ngày 22-4, tại địa bàn trên đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, làm đổ sập 14 căn nhà và 2 nền nhà của người dân; đồng thời, mép sạt lở đã ăn sâu vào đường liên xã, làm cắt đứt tuyến đường giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ; tổng thiệt hại tài sản ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng. Vụ sạt lở này đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 100 hộ dân trong khu vực. Với sự chung tay của mình, Công ty INSEE Việt Nam mong muốn sẽ giúp những hộ dân chịu ảnh hưởng của thiên tai xây dựng lại mái ấm trên vùng đất mới nhằm nhanh ổn định cuộc sống.
AN YÊN
Với các quốc gia láng giềng, chiến lược ứng phó BĐKH của họ đã được “lên lịch” khá sớm, lồng ghép BĐKH vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách mềm mại, nhuần nhuyễn. Chẳng hạn tại Brunei, quốc gia này dành 15% quỹ đất đai cho việc triển khai các chương trình nông nghiệp xanh; đồng thời khuyến khích người dân sử dụng nhiên liệu sạnh, phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường… Quốc gia Bhutan, lồng ghép chương trình phát triển bền vững gắn với sự phát triển kinh tế, thông qua việc nội địa hóa các chỉ tiêu (xóa đói giảm nghèo, giáo dục...) mà thế giới đưa ra. Đáng chú ý, ngoài các mục tiêu phát triển cụ thể, Bhutan còn có chương trình hạnh phúc toàn dân, xây dựng bản đồ dữ liệu về hệ sinh thái... nhằm dự trù cho tương lai tốt hơn, không để ai bị bỏ lại đằng sau. Tương tự, quốc gia Lào cũng đã định hướng đi theo con đường phát triển xanh và bền vững. Cụ thể là 17 mục tiêu cùng hàng trăm chỉ tiêu được lồng ghép vào những chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm... Về phía Indonesia, quốc gia này đã thành lập lực lượng đặc trách về phát triển bền vững gồm nhiều thành viên từ các đơn vị khác nhau, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về thích ứng với BĐKH trong thời gian 2 năm/lần. Lực lượng đặc trách sẽ có các buổi trao đổi với những thành viên Quốc hội; giao lưu, gặp gỡ với các thành viên Quốc hội nước khác để cùng bàn bạc, tìm hướng ra cho ứng phó BĐKH…
Chia sẻ về hành động của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc đưa ra kế hoạch ứng phó với BĐKH, phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: “Trái đất là ngôi nhà chung nên tất cả mọi người đều có trách nhiệm tăng cường sự đoàn kết, phối hợp cùng hành động để gìn giữ hành tinh xanh. Đó cũng chính là mục tiêu phát triển bền vững mà các quốc gia đã thống nhất thông qua tại phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào tháng 9-2015”.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thế Phương: Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách
Tại chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững (được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc diễn ra từ ngày 25 đến 27-9-2015 ở Mỹ), lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã khẳng định, nước ta ủng hộ và cam kết tập trung mọi nguồn lực cần thiết vì các mục tiêu phát triển bền vững.
Kế hoạch hành động quốc gia được xây dựng trên 17 tiêu chí phát triển bền vững toàn cầu, các ưu tiên phát triển của Việt Nam, những thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và trên cơ sở rà soát các văn bản, chính sách hiện hành của từng ngành, từng lĩnh vực…
Trong thời gian tới, để triển khai thực thiện kế hoạch hành động quốc gia, Việt Nam sẽ tập trung vào những công việc cụ thể, như: hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện kế hoạch hành động và các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam; xây dựng kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương; lồng ghép các mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vào Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016-2020, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững.
Song song đó, xây dựng chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững…
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh: Thúc đẩy bình đẳng giới và cuộc sống khỏe mạnh
Việt Nam hiện là 1/5 quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất bởi BĐKH. Dự kiến, nhiệt độ trung bình tới năm 2100 của Việt Nam có thể tăng từ 2-30C. Trong bối cảnh khoảng 80% người dân sống ở vùng nông thôn phụ thuộc vào nông nghiệp, thì tác động của BĐKH đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất nặng nề. Điển hình như BĐKH tác động tới việc tăng thêm dịch bệnh (truyền nhiễm và không truyền nhiễm); ảnh hưởng đến thu nhập, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an ninh lương thực, nguồn nước…
Tuy vậy, do hạn chế về các vị trí lãnh đạo, không được tiếp cận với sự hỗ trợ từ bên ngoài, thiếu thông tin kỹ năng ứng phó với BĐKH nên nữ giới thường thua thiệt hơn so với nam giới… Theo đó, cần thống nhất nhận thức giữa các đại biểu Quốc hội về sự gắn kết giữa BĐKH, bất bình đẳng giới và sức khỏe. Nên xây dựng các đạo luật thúc đẩy biện pháp đối phó với BĐKH phù hợp với yêu cầu giới tính, sức khỏe. Thêm nữa, cần giám sát chặt chẽ các hoạt động của Chính phủ, bảo đảm trách nhiệm giải trình từ trung ương tới địa phương; rà soát ngân sách để đảm bảo nguồn chi ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động ứng phó với BĐKH… Một trong những yếu tố quan trong nữa đó là tăng cường sự tham gia, đóng góp của các bên với phương châm coi phụ nữ là động lực, mục tiêu của phát triển bền vững và các biện pháp ứng phó với BĐKH…
Tuy vậy, do hạn chế về các vị trí lãnh đạo, không được tiếp cận với sự hỗ trợ từ bên ngoài, thiếu thông tin kỹ năng ứng phó với BĐKH nên nữ giới thường thua thiệt hơn so với nam giới… Theo đó, cần thống nhất nhận thức giữa các đại biểu Quốc hội về sự gắn kết giữa BĐKH, bất bình đẳng giới và sức khỏe. Nên xây dựng các đạo luật thúc đẩy biện pháp đối phó với BĐKH phù hợp với yêu cầu giới tính, sức khỏe. Thêm nữa, cần giám sát chặt chẽ các hoạt động của Chính phủ, bảo đảm trách nhiệm giải trình từ trung ương tới địa phương; rà soát ngân sách để đảm bảo nguồn chi ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động ứng phó với BĐKH… Một trong những yếu tố quan trong nữa đó là tăng cường sự tham gia, đóng góp của các bên với phương châm coi phụ nữ là động lực, mục tiêu của phát triển bền vững và các biện pháp ứng phó với BĐKH…