Quả vậy, đi trong một không gian của Đông y, lướt qua những vuông đựng thảo được, những bàn tay bốc thuốc lành nghề, trong hương thuốc thoang thoảng, người bệnh cảm thấy “ấm” hơn so với một không khí đặc quánh mùi ê te của bệnh viện. Có thể, đó chỉ là cảm nhận đầy cảm tính của riêng người viết.
Nhưng khi được tiếp xúc với Thầy thuốc ưu tú, BS CKII Đỗ Hữu Định - một lão y 86 tuổi với hơn 60 năm kinh nghiệm Đông y, ông khẳng định như vậy: Y học cổ truyền chính là y học thiên nhiên!
“Y học cổ truyền vận dụng thế giới quan của người xưa nhận thức về con người, về vũ trụ, có âm có dương, có ngày có đêm, có sáng có tối, có ngũ hành, ngũ tạng, ngũ âm, ngũ vị… Cơ thể ta là một sinh vật vĩ đại, cả vũ trụ trong nó. Nắm quy luật ấy của cuộc sống mà giữ sự hài hòa cho cơ thể, ấy chẳng phải là Y học Thiên nhiên hay sao!”, vị bác sĩ chia sẻ.
Thầy thuốc ưu tú, BS CKII Đỗ Hữu Định
“Phải lòng” cây thuốc Nam, nên tuy xuất thân Tây y nhưng ông lại trở thành thầy thuốc Đông y, và là một trong những lão y đầu ngành của Y học cổ truyền TPHCM hiện nay.
Bác sĩ Đỗ Hữu Định sinh năm 1932 tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 15 tuổi, chàng trai trẻ Đỗ Hữu Định rời quê hương Bến Tre tham gia kháng chiến chống Pháp; 18 tuổi, trở thành y sĩ. Năm 1950, bác sĩ Định về phụ trách y tế tại Trường Đảng Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Hà Huy Giáp làm hiệu trưởng, đồng chí Lê Duẩn làm hiệu trưởng danh dự. Năm 1952, trong khi chiến khu Việt Bắc lúc bấy giờ vẫn chưa có thuốc Nam thì ở Nam bộ, lớp thuốc Nam đầu tiên được mở, do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng cùng 2 lương y khác trực tiếp giảng dạy. Năm ấy tròn 20 tuổi, Đỗ Hữu Định đến với Đông y.
Khi Việt Nam bắt đầu thành lập Viện Nghiên cứu Đông y Trung ương, bác sĩ Đỗ Hữu Định là người đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Đông y cấp tỉnh. Đó là tháng 10-1965, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà, một bệnh viện sơ tán với 30 giường được dựng bên một hồ sen.
Hơn 60 năm trong nghề, vừa làm quản lý với các chức vụ Bệnh viện trưởng Bệnh viện Đông y tỉnh Nam Hà (1965-1976), Giám đốc Bệnh viện Y học Dân tộc TPHCM (1976-1982), rồi Viện phó Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM (1986-1998), nhưng bác sĩ Đỗ Hữu Định vẫn yêu thích được làm công việc chuyên môn của một thầy thuốc. Đó là lý do mà sau này, ông duy trì Phòng chẩn trị Đông y của gia đình tại số 181 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TPHCM), đến nay đã 27 năm.
Và trong suốt 27 năm qua, phòng chẩn trị Đông y của bác sĩ Định đã khám chữa bệnh cho hơn 91.000 lượt bệnh nhân, riêng năm 2017 khám và chữa bệnh ngoại trú cho 4.804 lượt bệnh nhân, với nhiều chuyên khoa: Nhi, nội, ngoại, phụ khoa, bệnh ngoài da và các bệnh mãn tính, nan y, lão khoa… "Mát tay" trong chữa các bệnh liên quan Tâm - Tỳ - Phế - Thận - Can, bác sĩ Đỗ Hữu Định còn giỏi trị hiếm muộn, trong năm 2017 có 16 bệnh nhân hiếm muộn được ông chữa trị, thì 5 trường hợp thành công (có báo lại với ông, các trường hợp khác không hồi âm).
Ngoài việc ngày ngày khám chữa trị bệnh, vị lương y 86 tuổi vẫn luôn giữ thói quen đọc, nghiên cứu để viết sách Đông y mỗi ngày. Hai “điểm son” gần đây trong sự nghiệp của ông là hai quyển sách quý: cuốn Đông y Đông dược - Chữa bệnh phòng bệnh Tâm - Tỳ - Phế - Thận - Can (NXB Y học, 2014) và cuốn Từ Ngoại cảm tới Nội thương và Kinh nghiệm chữa trị bằng Đông y Đông dược (NXB Y học, 2014).
Khi Việt Nam bắt đầu thành lập Viện Nghiên cứu Đông y Trung ương, bác sĩ Đỗ Hữu Định là người đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Đông y cấp tỉnh. Đó là tháng 10-1965, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà, một bệnh viện sơ tán với 30 giường được dựng bên một hồ sen.
Hơn 60 năm trong nghề, vừa làm quản lý với các chức vụ Bệnh viện trưởng Bệnh viện Đông y tỉnh Nam Hà (1965-1976), Giám đốc Bệnh viện Y học Dân tộc TPHCM (1976-1982), rồi Viện phó Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM (1986-1998), nhưng bác sĩ Đỗ Hữu Định vẫn yêu thích được làm công việc chuyên môn của một thầy thuốc. Đó là lý do mà sau này, ông duy trì Phòng chẩn trị Đông y của gia đình tại số 181 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TPHCM), đến nay đã 27 năm.
Và trong suốt 27 năm qua, phòng chẩn trị Đông y của bác sĩ Định đã khám chữa bệnh cho hơn 91.000 lượt bệnh nhân, riêng năm 2017 khám và chữa bệnh ngoại trú cho 4.804 lượt bệnh nhân, với nhiều chuyên khoa: Nhi, nội, ngoại, phụ khoa, bệnh ngoài da và các bệnh mãn tính, nan y, lão khoa… "Mát tay" trong chữa các bệnh liên quan Tâm - Tỳ - Phế - Thận - Can, bác sĩ Đỗ Hữu Định còn giỏi trị hiếm muộn, trong năm 2017 có 16 bệnh nhân hiếm muộn được ông chữa trị, thì 5 trường hợp thành công (có báo lại với ông, các trường hợp khác không hồi âm).
Ngoài việc ngày ngày khám chữa trị bệnh, vị lương y 86 tuổi vẫn luôn giữ thói quen đọc, nghiên cứu để viết sách Đông y mỗi ngày. Hai “điểm son” gần đây trong sự nghiệp của ông là hai quyển sách quý: cuốn Đông y Đông dược - Chữa bệnh phòng bệnh Tâm - Tỳ - Phế - Thận - Can (NXB Y học, 2014) và cuốn Từ Ngoại cảm tới Nội thương và Kinh nghiệm chữa trị bằng Đông y Đông dược (NXB Y học, 2014).
Cuốn sách Đông y Đông dược - Chữa bệnh phòng bệnh Tâm - Tỳ - Phế - Thận - Can dày 571 trang, bao gồm 6 chương với 50 bài viết chuyên sâu, đúc kết kinh nghiệm quý giá về điều trị có kết quả nhiều bệnh khó, bệnh mạn tính thuộc các tạng phủ.
Cuốn sách Từ Ngoại cảm tới Nội thương và Kinh nghiệm chữa trị bằng Đông y Đông dược dày 333 trang, bao gồm 6 chương với các nội dung bổ ích: Chương 1 - Từ Ngoại cảm tới Nội thương; Chương 2 - Bệnh phong thấp khớp; Chương 3 - Đông y Đông dược hỗ trợ điều trị các khối u - ung thư; Chương 4 - Đông y Đông dược hỗ trợ điều trị nam nữ vô sinh hiếm muộn và thai sản; Chương 5 - Kết hợp Đông - Tây y điều trị sỏi mật; Chương 6 - Đông dược. Cả hai cuốn sách đều là công trình quý giá được BS Đỗ Hữu Định đúc kết từ 60 năm hành nghề Đông y Đông dược, biên soạn công phu, tập hợp kinh nghiệm một đời làm nghề, từ hồ sơ bệnh án, từ những ghi chép, cả những tài liệu đã hang chục năm còn giữ, cộng với việc đối chiếu kỹ lưỡng với từ điển gốc của Đông y. Việc ra mắt cuốn sách này đã khiến đồng nghiệp và học trò trong giới thán phục trước sức viết và tâm huyết của vị lương y. Chưa dừng lại ở đó, lương y Đỗ Hữu Định cho biết trong năm 2018 ông sẽ đúc kết thêm một cuốn sách mới qua những nghiên cứu bấy lâu về dưỡng sinh toàn diện để tăng sức sống và tăng tuổi thọ.
“Sức sống của con người quan trọng lắm. Đó là sức bật. Sự hăng hái. Sự đoàn kết. Niềm hạnh phúc. Sức khỏe kém khiến con người ta tiều tuỵ, năng suất kém, vì thế mà “sinh sự”. Ngày nay người ta thường chú trọng tập cơ bắp, nhưng ít chú ý đến việc tập ngũ tạng. Làm thế nào để tăng sức sống? Để trường thọ? Dưỡng sinh sẽ giúp chúng ta!”, vị lương y tươi cười chia sẻ.
“Tôi luôn suy nghĩ tích cực, giữ cân bằng tình chí, ăn uống thanh đạm và sống giản dị. Tôi vui khi chữa bệnh cứu người, chuyên tâm nghiên cứu, viết sách” - Thầy thuốc ưu tú, BS CKII Đỗ Hữu Định