Thiếu i-ốt - chuyện không của riêng ai
Bạn có thể nghĩ rằng thiếu i-ốt chỉ xảy ra với ai đó ở vùng sâu vùng xa hay đâu đó chứ không thể là câu chuyện của gia đình mình?
Thực tế, tất cả chúng ta đều có thể bị thiếu i-ốt. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ có nguy cơ cao thiếu i-ốt vì nhu cầu i-ốt cho sự tăng trưởng và phát triển nhiều hơn.
Cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà phải được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Nguồn thực phẩm có i-ốt trong tự nhiên không nhiều. I-ốt lại dễ hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn, bảo quản thực phẩm. Do đó, thực phẩm có i-ốt cung cấp qua bữa ăn hàng ngày thường không đủ so với nhu cầu mà cần phải có cách thích hợp để chủ động bổ sung thêm.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị bướu cổ tăng lên và thiết hụt i-ốt trở lại là vấn đề sức khỏe cộng đồng một phần do thói quen ăn uống của người dân đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Xu hướng giảm sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm mà thay vào đó là sử dụng các loại gia vị mặn khác nhau như: hạt nêm, bột canh, nước mắm… Kết quả giám sát sử dụng muối i-ốt tại hộ gia đình ở TP.HCM cho thấy tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hạt nêm là 81.8%, sử dụng nước mắm là 98,7%, sử dụng muối i-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ có 64.4%. Đó là một trong những nguyên nhân lý giải cho tình trạng thiếu hụt i-ốt trên cộng đồng đang tăng trở lại, theo số liệu của đề tài nghiên cứu khoa học “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan là chủ nhiệm.
Giải pháp từ bổ sung thực phẩm
Cơ thể chúng ta dễ bị thiếu i-ốt do cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà phải được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Phần lớn thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày rất nghèo i-ốt. Một số ít thực phẩm có lượng i-ốt cao như phô mai (200 mcg/100g), trứng gà (169 mcg/100g), lươn, hải sản (60 mcg/100g), sữa bột tách béo (130 mcg/100g), sữa bột toàn phần (110 mcg/100g), tảo biển (92 mcg/100g), bắp cải (20 mcg/100g), rong biển, cá biển...
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn. Sử dụng muối bổ sung i-ốt để chế biến thức ăn hàng ngày là một biện pháp phòng ngừa thiếu i-ốt hiệu quả và bền vững. Nếu bạn thường sử dụng hạt nêm trong nấu ăn để món ăn thơm ngon đậm đà hơn, bạn nên sử dụng hạt nêm có bổ sung i-ốt.
Sản phẩm hạt nêm bổ sung i-ốt “3 Miền” đã ứng dụng thành công kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan là chủ nhiệm, dưới sự quan tâm của Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM. Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay.
Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh trên người sử dụng hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/24 giờ, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt ăn vào (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95.6 ± 50.1 mcg/ngày). Món ăn vẫn được đảm bảo được trọn vẹn mùi vị thơm ngon. Lượng hạt nêm 3 Miền bổ sung theo công thức này khuyến cáo tiêu thụ là 10g/ngày/người, đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt và natri khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y Tế trong việc phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt.