Nhức nhối tour “0 đồng”…
“Tour 0 đồng” là câu chuyện rất nóng từ sau Tết Mậu Tuất đến nay, khi Việt Nam trở thành tâm điểm hình thức du lịch này của khách Trung Quốc. Với giá “tour 0 đồng” mua của các công ty lữ hành Trung Quốc, khách chỉ trả tiền vé máy bay, còn tiền ăn ở, tham quan được miễn phí hoặc giá rất rẻ. Thực chất, chi phí ăn uống, đi lại đã được các công lữ hành lớn ở Trung Quốc tính toán kỹ. Họ gom khách rồi đàm phán, liên doanh với công ty Việt để đưa khách du lịch sang theo tỷ lệ ăn chia nhất định.
“Tour 0 đồng” là câu chuyện rất nóng từ sau Tết Mậu Tuất đến nay, khi Việt Nam trở thành tâm điểm hình thức du lịch này của khách Trung Quốc. Với giá “tour 0 đồng” mua của các công ty lữ hành Trung Quốc, khách chỉ trả tiền vé máy bay, còn tiền ăn ở, tham quan được miễn phí hoặc giá rất rẻ. Thực chất, chi phí ăn uống, đi lại đã được các công lữ hành lớn ở Trung Quốc tính toán kỹ. Họ gom khách rồi đàm phán, liên doanh với công ty Việt để đưa khách du lịch sang theo tỷ lệ ăn chia nhất định.
Có khi công ty Trung Quốc gom khách rồi “bán” lại cho công ty trong nước với giá khoảng 1.800 - 2.500 nhân dân tệ/khách. Các công ty lữ hành sẽ dẫn khách ăn uống ở các nhà hàng và ăn chia tỷ lệ 45% - 55% tổng số tiền, hàng mà khách Trung Quốc chi tiêu. Dạng thứ 3 là công ty Trung Quốc “mượn danh” doanh nghiệp trong nước để đưa khách đi tour thành phố, tour biển đảo… với điều hành tour là người của công ty Trung Quốc. Khách sẽ được dẫn vào các cửa hàng do chính công ty này thành lập hoặc ăn chia hoa hồng. Dạng thứ 4 là khách Trung Quốc tự thỏa thuận với nhau, khi qua Nha Trang không mua tour mà tự làm tour. Họ có thể đặt dịch vụ của các công ty lữ hành hoặc tự ăn chơi, mua sắm và hưởng hoa hồng từ các cửa hàng. Theo nhận định của chuyên gia, với những kiểu tổ chức tour thế này, ngành du lịch và người dân bản địa kinh doanh các dịch vụ du lịch không được lợi nhuận gì nhiều, bởi đa số các khách Trung Quốc đều đi theo tour khép kín, được các doanh nghiệp Trung Quốc phân chia lợi nhuận với công ty Việt.
Đồng chí Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, trong hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp du lịch tháng 3 vừa qua đã chỉ đạo Sở Du lịch và Sở Công thương Khánh Hòa phối hợp với các ban ngành liên quan chấn chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, như kiểu “tour 0 đồng”.
Đồng chí Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, trong hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp du lịch tháng 3 vừa qua đã chỉ đạo Sở Du lịch và Sở Công thương Khánh Hòa phối hợp với các ban ngành liên quan chấn chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, như kiểu “tour 0 đồng”.
“Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa phải phấn đấu liên kết bảo đảm giá, không thể mạnh ai nấy làm. Lữ hành chỉ lo lấy phần trăm đầu khách rồi “bóp” đơn vị phục vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển phải giảm giá theo là không được. Giá cả là của doanh nghiệp, không ai bắt bán lỗ mà vì chúng ta không liên kết. Phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ chứ không bằng số đông, vì lợi ích riêng lẻ như hiện nay”.
Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa LÊ THANH QUANG chỉ đạo
Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa LÊ THANH QUANG chỉ đạo
Trốn thuế công khai Theo đại diện một công ty du lịch tại Nha Trang, mỗi nhóm khách Trung Quốc có thể chi 5-7 triệu đồng cho một bữa hải sản, nhưng khách Trung Quốc chi tiêu ngoài tour khoảng 50-60 USD/ngày, cao gấp 4 lần khách Nhật. Trong khi đó, khách Nhật chi tiêu gấp 4 lần khách châu Âu. Có đoàn khách khi đến Nha Trang, họ đi tham quan một số điểm du lịch không tốn kém bao nhiêu, nhưng đi mua sắm thì gấp hàng chục lần tiền mua tour.
Thế nhưng, những khoản chi tiêu hào phóng của khách Trung Quốc không đóng góp vào ngân sách địa phương là bao vì đều trốn thuế. Tiếp cận một số điểm chuyên bán đồ lưu niệm, hàng hóa cho khách Trung Quốc, chúng tôi chứng kiến nhiều chiêu trốn thuế ở đây. Như ở khu vực xã Phước Đồng, vùng ven Nha Trang, một loạt cửa hàng chuyên bán chăn dra, gối nệm cao su, trầm hương… cho khách đi đoàn, mà bản chất là “tour khép kín”. Những loại gối nệm cao su được nhập từ Trung Quốc qua một công ty tại Nha Trang. Khách Trung Quốc có thể mua bằng tiền mặt hoặc quẹt thẻ, hàng được giao về Trung Quốc theo địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Gọi là cửa hàng trưng bày sản phẩm nhưng kết cấu xây dựng lại như một nhà kho được xây dựng kín đáo. Những cửa hàng này chỉ có một lối vào và một lối ra nên có thể dễ dàng kiểm soát lượng người ra vào, nhất là khách lạ. Thực tế, những cửa hàng này chỉ phục vụ khách Trung Quốc.
Khi khách Trung Quốc mua hàng hóa tại các điểm chỉ định, họ được hứa giao hàng tận nhà qua đường máy bay, nhưng thực tế, hầu hết hàng được giao nhận ở Trung Quốc. Hơn thế, dù có mua sản phẩm tại Việt Nam mang về nước, nhưng về hình thức thanh toán, đa số khách Trung Quốc đều quẹt thẻ qua các POS ngân hàng nước họ, vì thế không thể kiểm soát được hóa đơn bán hàng, dẫn đến thất thu thuế rất lớn cho Nha Trang. Vì vậy, qua kiểm tra 200 cơ sở kinh doanh bán hàng cho người Trung Quốc, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa vừa phát hiện 68 trường hợp không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc…
Khi khách Trung Quốc mua hàng hóa tại các điểm chỉ định, họ được hứa giao hàng tận nhà qua đường máy bay, nhưng thực tế, hầu hết hàng được giao nhận ở Trung Quốc. Hơn thế, dù có mua sản phẩm tại Việt Nam mang về nước, nhưng về hình thức thanh toán, đa số khách Trung Quốc đều quẹt thẻ qua các POS ngân hàng nước họ, vì thế không thể kiểm soát được hóa đơn bán hàng, dẫn đến thất thu thuế rất lớn cho Nha Trang. Vì vậy, qua kiểm tra 200 cơ sở kinh doanh bán hàng cho người Trung Quốc, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa vừa phát hiện 68 trường hợp không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc…