Tháo các nút thắt cho nông nghiệp, hướng tới xuất khẩu

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch cho năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tập trung tháo gỡ các nút thắt, phục vụ xuất khẩu. 

Sáng nay 3-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức tại Hà Nội. 

Tháo các nút thắt cho nông nghiệp, hướng tới xuất khẩu ảnh 1 Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị sáng nay 3-1
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: Năm 2018, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành và vượt 5/5 chỉ tiêu với mức cao trong nhiệm vụ đề ra. Trong đó, một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76% (Chính phủ giao là 2,8 - 3%; kịch bản tăng trưởng đề ra 3,05%); giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86% (kịch bản tăng trưởng đề ra 3,25 %); kim ngạch xuất khẩu đạt 40,02 tỷ USD (Chính phủ giao là 36 - 37 tỷ USD); tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,65% (Quốc hội, Chính phủ giao là 41,6%); tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 42,4% (Chính phủ giao là 37%).

Tuy đạt được nhiều kết quả như trên, nhưng ông Nguyễn Xuân Cường thừa nhận nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Cơ cấu lại nông nghiệp mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. 

Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và người dân chưa trở thành phổ biến, chủ đạo; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.

Thị trường tiêu thụ nông sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn là khâu yếu. Công tác dự báo cung, cầu còn bất cập nên có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng nông sản bị tồn đọng, tiêu thụ bị chậm, giá giảm, nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân hoặc nguồn cung thiếu (thịt heo) nên giá tăng cao. Giá thế giới đối với các mặt hàng cây công nghiệp ở mức thấp, ảnh hưởng đến sản xuất, giá trị xuất khẩu và thu nhập của một bộ phận nông dân.

Mặc dù đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập

Mặc dù, thời gian qua, ngành thủy sản đã nỗ lực thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyến cáo của EC nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EU đối với đánh bắt hải sản. Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi khi dịch tả lợn châu Phi từ nước láng giềng tràn sang Việt Nam.

Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền vẫn còn khá lớn; trong khi tỉnh Đồng Nai và TP Đà Nẵng có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới (như TPHCM, các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc...) để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thì một số địa phương có số xã đạt chuẩn rất thấp. Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng, phức tạp, khó xử lý ở một số địa bàn.

Chủ trì hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã gặt hái được trong năm 2018. Thủ tướng khẳng định, so với trước kia thì chưa bao giờ nông nghiệp phát triển toàn diện và đạt nhiều thành tựu như hiện nay. 

Tuy nhiên, Thủ tướng nhắc nhở nông nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, đề nghị cùng mổ xẻ để Chính phủ tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt có hiệu quả. Thủ tướng nêu câu hỏi tại hội nghị, ngoài nút thắt về đất đai thì còn những nút thắt nào cần tháo gỡ, đề nghị thẳng thắn đề cập, kiến nghị. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chúng ta tích cực tháo gỡ nhưng nếu không trúng, không đến nơi đến chốn thì sẽ không có hiệu quả. 

Đề cập tới các tồn tại như giá cả nông sản, đầu ra cho bà con, lợi nhuận từ sản xuất nông sản, xây dựng nông thôn mới..., Thủ tướng yêu cầu nhiệm vụ trong năm 2019 là tập trung tháo gỡ nút thắt, hướng tới xuất khẩu để năm 2019 tiếp tục vượt lên hơn năm 2018.

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chuẩn bị tốt các điều kiện về tổ chức sản xuất, đảm bảo giá cả tốt cho bà con nông dân, không có giống giả, phân bón giả... Đặc biệt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tướng cho rằng một nền nông nghiệp bẩn thì không thể tồn tại được. “Nói thị trường - thị trường và thị trường cũng phải nói tới chất lượng - chất lượng và chất lượng, nhất là khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, Thủ tướng băn khoăn vì sao một số tỉnh thực hiện tái cơ cấu tốt nhưng vẫn còn nhiều tỉnh làm chưa tốt.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

lexuan
Hình như góc nhìn của Thủ tướng và lãnh đạo Bộ NNPTNT có khác nhau. Thủ tướng thì nhìn người nông dân là chủ thể, cần xem xét giải quyết vướng mắc cho họ sản xuất. Còn bộ thì xem tăng sản lượng, tăng giá trị hàng nông sản là nhờ tổ chức chỉ đạo của bộ, còn một số yếu kém hay tồn tại ở địa phương là vấn đề của địa phương đó. Ca này khó cho nhà nông khi "bệnh" thì chưa chẩn đoán ra để "tự chữa". Thắng lợi năm qua chủ yếu đo thiên thời và bà con tự gượng đứng dậy. Như ngành tiêu và điều thì ai có biết bà con còn mang nợ biết bao nhiêu!
Đức Thành
Chỉ tháo gỡ được khi nhanh chóng xóa bỏ sản xuất nhỏ lẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh nông, thủy sản. Nhưng cũng chú ý đến xuất khẩu mà bỏ trận địa trong nước cho nước ngoài và dân phải hưởng nông, thủy sản mất an toàn vệ sinh.

Tin cùng chuyên mục

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới mà doanh thu xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 4 tỷ USD - tăng cao nhất trong 34 năm qua.
Dứt điểm các tồn tại để gỡ “thẻ vàng”

Dứt điểm các tồn tại để gỡ “thẻ vàng”

Kết quả thanh tra thực tế lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ghi nhận một số chuyển biến tích cực của Việt Nam trong công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh ở Quảng Trị

Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh ở Quảng Trị

Chiều 26-11, Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 23 xã, thị trấn của 4 huyện Triệu Phong, Đakrông, huyện Hướng Hóa, Cam Lộ và thị xã Quảng Trị.
TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân ở TPHCM; thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua bán.
Đang trình Thủ tướng "Đề án 1 triệu ha lúa"

Đang trình Thủ tướng "Đề án 1 triệu ha lúa"

Theo Bộ NN-PTNT, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành dự thảo, đang trình Thủ tướng xem xét. Đại diện các địa phương cho biết, đang háo hức chờ tham gia đề án này. 
Lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn cây hồ tiêu 20 lần

Lợi nhuận cây sầu riêng cao hơn cây hồ tiêu 20 lần

Sáng 23-11, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về Hồ tiêu và Cây gia vị năm 2023. Hội nghị nhằm đưa ra các sáng kiến phát triển toàn diện trong ngành hồ tiêu hướng tới đảm bảo sản xuất bền vững và cải thiện sinh kế cho nông dân sản xuất nhỏ.
Quy hoạch đất sạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Quy hoạch đất sạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) xác định phát triển nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 
Lũ rút, nông dân xuống giống vụ Đông Xuân

Lũ rút, nông dân xuống giống vụ Đông Xuân

Những ngày qua, mực nước tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) bắt đầu rút dần, trung bình rút từ 1-2cm/ngày, nên bà con nông dân chủ động vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống vụ lúa đông xuân 2023-2024.
Bạt ngàn 5.000 cây quất trên đất gò đồi ở Quảng Ngãi

Bội thu với cây quất gò đồi

Trồng keo thì hiệu quả kinh tế thấp, lại dễ ngã đổ vì mưa bão hằng năm. Lão nông 68 tuổi quyết định chọn cây quất vì chịu hạn, chịu nắng tốt, dễ kể cả trên đất gò đồi, ngoài ra, cây quất cũng thấp hơn, hạn chế được ngã đổ vì mưa bão.
Dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8/11 huyện, thành thị ở Tiền Giang

Dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8/11 huyện, thành thị ở Tiền Giang

Ngày 21-11, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tiền Giang có 53 hộ chăn nuôi heo ở 12 xã của 8/11 huyện, thị và thành phố bị dịch tả heo châu Phi (DTHCP). Trong đó có 1.158 con heo bệnh phải tiêu hủy, chiếm tỷ lệ 54,4%.