Theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo SGGP, hiện nay Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra tổng thể 35 dự án tại tỉnh Khánh Hòa. Đa số các dự án bị thanh tra, kiểm tra lần này đều liên quan đến hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), giá đất cho thuê, các dự án được chỉ định thầu.
Trong vòng khoảng 5 năm qua, tỉnh Khánh Hòa cấp phép cho hàng chục dự án theo hình thức BT. Việc cấp phép dự án BT là chủ trương chung được triển khai trên cả nước, tuy nhiên, việc tỉnh Khánh Hòa thực hiện hợp đồng BT khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Nổi cộm trong đó là việc hoán đổi đất cho các dự án không hề qua đấu giá và được định giá một cách rẻ bất ngờ.
Theo ông Nguyễn Bé, Phó Giám đốc Sở Tài chính Khánh Hòa, thành viên Thường trực định giá đất của tỉnh Khánh Hòa, trước đây, quy định khi liên doanh tự đơn vị chủ tài sản đó được tự lựa chọn đối tác để đàm phán mà không phải qua đấu giá. Bây giờ Luật Tài sản công có hiệu lực từ năm 2018 đã rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn. Tài sản công muốn liên doanh đều phải đấu giá.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên Báo SGGP, thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh Khánh Hòa cho một số dự án chỉ căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2005 mà không hề căn cứ vào Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước được ban hành tháng 6-2008 và Luật Đất đai, Luật Đấu thầu…
Tại Khánh Hòa, các dự án BT được phê duyệt chủ yếu trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (nhiệm kỳ 2010-2015).
Tháng 7-2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận yêu cầu ông Thắng kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc liên quan đến việc định giá cho thuê đất tại một số dự án BT tại Khánh Hòa và trực tiếp ký chỉ định thầu hai dự án BT lớn là dự án đường Phong Châu và dự án đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khẳng định, thời ông làm chủ tịch không có chuyện bán đất theo hình thức BT như vậy. “Theo tôi, chủ trương BT là hợp lý, cái chính là cách làm. Làm thì phải giám sát và không để tài sản công định giá sao cũng được”, ông Chi nói.
Còn ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, người “chấp bút” rất nhiều dự án BT, giao đất công cho doanh nghiệp, cho rằng: “Chính sách của mình hay thay đổi, lúc thì thế này lúc thế nọ. Vậy nên, bây giờ lấy cái trước so cái bây giờ thì khập khiễng lắm. Tôi cũng biết hiện thanh tra họ đang làm, nếu sai tôi nhận hết. Làm sao có đúng hoàn toàn 100% được”.
Nói về việc định giá một số lô “đất vàng” tại Nha Trang đã giao cho tư nhân, ông Thắng khẳng định giá đất được thực hiện theo quy định, có hội đồng giá, có cơ quan định giá, rồi hội đồng thẩm định giá chứ không phải chủ tịch UBND tỉnh quyết định đâu. “Tôi chỉ vì muốn Nha Trang phát triển, tạo công ăn việc làm cho dân là quan trọng lắm. Thấy dân bữa nay tôi mừng lắm! Tức là bây giờ dân của mình thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng là họ không đi làm đâu. Đó là hạnh phúc của tôi rồi. Như Trường Chính trị tỉnh được xây mới, giờ trường rất rộng, cả nước họ khen mình có một trường chính trị quy mô như thế”, ông Thắng giãi bày.
Trong vòng khoảng 5 năm qua, tỉnh Khánh Hòa cấp phép cho hàng chục dự án theo hình thức BT. Việc cấp phép dự án BT là chủ trương chung được triển khai trên cả nước, tuy nhiên, việc tỉnh Khánh Hòa thực hiện hợp đồng BT khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Nổi cộm trong đó là việc hoán đổi đất cho các dự án không hề qua đấu giá và được định giá một cách rẻ bất ngờ.
Theo ông Nguyễn Bé, Phó Giám đốc Sở Tài chính Khánh Hòa, thành viên Thường trực định giá đất của tỉnh Khánh Hòa, trước đây, quy định khi liên doanh tự đơn vị chủ tài sản đó được tự lựa chọn đối tác để đàm phán mà không phải qua đấu giá. Bây giờ Luật Tài sản công có hiệu lực từ năm 2018 đã rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn. Tài sản công muốn liên doanh đều phải đấu giá.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên Báo SGGP, thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh Khánh Hòa cho một số dự án chỉ căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2005 mà không hề căn cứ vào Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước được ban hành tháng 6-2008 và Luật Đất đai, Luật Đấu thầu…
Tại Khánh Hòa, các dự án BT được phê duyệt chủ yếu trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (nhiệm kỳ 2010-2015).
Tháng 7-2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận yêu cầu ông Thắng kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc liên quan đến việc định giá cho thuê đất tại một số dự án BT tại Khánh Hòa và trực tiếp ký chỉ định thầu hai dự án BT lớn là dự án đường Phong Châu và dự án đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khẳng định, thời ông làm chủ tịch không có chuyện bán đất theo hình thức BT như vậy. “Theo tôi, chủ trương BT là hợp lý, cái chính là cách làm. Làm thì phải giám sát và không để tài sản công định giá sao cũng được”, ông Chi nói.
Còn ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, người “chấp bút” rất nhiều dự án BT, giao đất công cho doanh nghiệp, cho rằng: “Chính sách của mình hay thay đổi, lúc thì thế này lúc thế nọ. Vậy nên, bây giờ lấy cái trước so cái bây giờ thì khập khiễng lắm. Tôi cũng biết hiện thanh tra họ đang làm, nếu sai tôi nhận hết. Làm sao có đúng hoàn toàn 100% được”.
Nói về việc định giá một số lô “đất vàng” tại Nha Trang đã giao cho tư nhân, ông Thắng khẳng định giá đất được thực hiện theo quy định, có hội đồng giá, có cơ quan định giá, rồi hội đồng thẩm định giá chứ không phải chủ tịch UBND tỉnh quyết định đâu. “Tôi chỉ vì muốn Nha Trang phát triển, tạo công ăn việc làm cho dân là quan trọng lắm. Thấy dân bữa nay tôi mừng lắm! Tức là bây giờ dân của mình thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng là họ không đi làm đâu. Đó là hạnh phúc của tôi rồi. Như Trường Chính trị tỉnh được xây mới, giờ trường rất rộng, cả nước họ khen mình có một trường chính trị quy mô như thế”, ông Thắng giãi bày.