Ngày 6-3-2023, Bộ VH-TT-DL công nhận Lễ hội truyền thống Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội diễn ra tại làng Trung Lập (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân), là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao và chiến tích của Lê Hoàn. Với 10 năm làm Thập đạo tướng quân, 24 năm làm vua, Lê Đại Hành Hoàng đế đã lãnh đạo quân dân Đại Cồ Việt phá Tống, bình Chiêm, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước hưng thịnh.
Tại lễ hội, nhiều tục lệ độc đáo từ thời Lê Hoàn vẫn còn truyền đến ngày nay, như: Thi làm cỗ chay tiến vua, thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), thi làm bánh chưng nung (nung - nấu trong chum khoảng 50 giờ mới chín); thi bắt cá, bắt lươn và làm gỏi ăn ngay tại lễ hội,…
Lễ hội cũng đã tái hiện những “trại binh thời Lê Hoàn”, diễn tích cày ruộng để tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành - người đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987 (lễ tịch điền), diễn cảnh trai tráng xuống ao múc bùn đắp bờ để tưởng nhớ nghệ thuật dùng binh (đào hào) của Lê Hoàn…
Ngoài ra, trong lễ hội còn trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như: trình diễn trò Xuân Phả, Pồn Pông, bài điếm, cồng chiêng,…
Quảng Bình: Trao bằng di tích quốc gia Mộ và nhà thờ danh tướng Hoàng Kế Viêm
Ngày 27-4, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm tại thôn Văn La, xã Lương Ninh.
Danh tướng Hoàng Kế Viêm tên thật là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, sinh ngày 21-7-1820 quê ở làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh, nay thuộc xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh. Ông mất năm 1909 tại quê nhà.
Năm 1843, sau khi thi đỗ cử nhân, ông được bổ nhiệm chức Tư vụ, hàm Quang lộc tự khanh và được vua Minh Mạng thương quý gả người con gái thứ 5 cho làm vợ. Phò giúp qua 3 đời vua, Hoàng Kế Viêm có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và trị nước, an dân.
Mộ danh tướng Hoàng Kế Viêm |
Chiến công của ông vào các năm 1873, năm 1883 ở Cầu Giấy (Hà Nội) đã khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, truyền cảm hứng chống thực dân.
Ghi nhận và khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích, ngày 24-2-2023, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 396 về việc xếp hạng cấp Quốc gia đối với Di tích Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm.
Hậu duệ danh tướng Hoàng Kế Viêm dự lễ |
Lối vào mộ danh tướng Hoàng Kế Viêm |
Sách danh nhân Quảng Bình tập 2, NXB Văn Hóa TT-HaNoi 1997, trong bài Phò Mã Hoàng Kế Viêm có đoạn trích về người Pháp nói về ông: “Giữa thế kỷ XIX, vào thập niên 80-90 trong cuộc xâm lược Việt Nam, người Pháp đã gặp một kẻ thù bất khả diệt, bất khả trị, và là một kẻ tử thủ quyết liệt nhất của họ đã từng là Đại tướng quân Tổng tư lệnh Bắc Kỳ”.
Nhiều sử sách của Nhật Bản, Pháp, Việt Nam… gọi ông là bậc danh tướng.
Nhà thờ danh tướng Hoàng Kế Viêm |
GS Sử học Đinh Xuân Lâm, Phó chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định “Hoàng Kế Viêm là một văn thân sĩ phu có tinh thần yêu nước chống Pháp quyết liệt, có lòng thương dân sâu sắc, trước sau có những cách ứng xử, đối phó thích hợp. Đối với kẻ thù là một sự chống đối quyết liệt, trước sau không hợp tác. Là một nhân vật tích cực, có những đóng góp to lớn về các mặt chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội trong thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX sang những năm đầu thế kỷ XX”.