Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam thành lập năm 2010 theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định này còn nhiều hạn chế nên hoạt động của sở giao dịch chưa tác động nhiều đến thị trường hàng hóa trong nước.
Ngày 9-4-2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 51/2018/NĐ với các sửa đổi, bổ sung quan trọng, tạo tiền đề cho Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động và phát triển. Cụ thể, Nghị định 51 cho phép Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam được liên thông với tất cả các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, đồng thời cho phép niêm yết tất cả mặt hàng nhà nước không cấm, cũng như mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Với sự thay đổi quan trọng này đã giúp Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam có công cụ bảo hiểm rủi ro trước biến động giá cho DN và nông dân.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết thêm, dự kiến khi nghị định có hiệu lực vào ngày 1-6-2018, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ trình Bộ Công thương niêm yết 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu và mặt hàng DN Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Ngày 9-4-2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 51/2018/NĐ với các sửa đổi, bổ sung quan trọng, tạo tiền đề cho Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động và phát triển. Cụ thể, Nghị định 51 cho phép Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam được liên thông với tất cả các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, đồng thời cho phép niêm yết tất cả mặt hàng nhà nước không cấm, cũng như mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Với sự thay đổi quan trọng này đã giúp Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam có công cụ bảo hiểm rủi ro trước biến động giá cho DN và nông dân.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết thêm, dự kiến khi nghị định có hiệu lực vào ngày 1-6-2018, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ trình Bộ Công thương niêm yết 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu và mặt hàng DN Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.