Thận trọng với thực phẩm chứa nhiều đường

Nhiều người vẫn quan niệm rằng ăn đường phèn sẽ mát hơn và tốt hơn đường thường. Tuy nhiên, PGS-TS Lâm Vĩnh Niên, Phó chủ tịch Hội Tiết chế dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, bản chất hóa học của đường phèn là saccharose (sucrose), hoàn toàn tương đồng với đường cát trắng. Đường phèn được làm từ dung dịch đường và nước, nên loãng hơn đường cát, tạo cảm giác “mát hơn”. Nếu ăn nhiều đường phèn thì tổng lượng đường đưa vào cơ thể vẫn có thể cao.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường phèn có lợi cho sức khỏe hơn đường cát trắng. Đường phèn chỉ cung cấp đường saccharose mà không có thêm vitamin hay chất khoáng nào đáng kể. Lượng đường ăn vào trong ngày của đường phèn cũng tương tự đường cát trắng.

5xf3gicb-4425-5682.png

Bánh kẹo thường được làm ngọt bằng si-rô bắp giàu fructose. Nhiều người nghĩ rằng, fructose không làm tăng đường huyết như sử dụng đường cát trắng. Tuy nhiên, fructose vẫn được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, do đó vẫn tác động lên đường huyết và tổng năng lượng nhập vào của cơ thể trong ngày.

Việc ăn đường, kẹo bánh sẽ gây ra những nguy cơ cho sức khỏe như: Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì do tăng năng lượng đưa vào; tăng nguy cơ đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch; ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

"Fructose được chuyển hóa ở gan và các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều fructose dẫn đến tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ", PGS-TS Lâm Vĩnh Niên thông tin và cho biết, Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ không ăn quá 100kcal từ đường thêm vào thức ăn, thức uống mỗi ngày (tương đương 25g đường mỗi ngày), đối với nam giới thì không quá 150kcal (38g đường).

Ngày tết, sử dụng bia rượu hợp lý

Uống rượu ở mức vừa phải được định nghĩa là 1 đơn vị cồn ở nữ và 2 đơn vị cồn ở nam (1 đơn vị cồn tương đương 355ml bia, 148ml rượu vang và 44ml rượu mạnh 40%).

Uống rượu nhiều được định nghĩa là nhiều hơn 3 đơn vị cồn trong ngày hoặc hơn 7 đơn vị cồn trong tuần ở nữ và nam trên 65 tuổi, và hơn 4 đơn vị cồn trong ngày hoặc hơn 14 đơn vị cồn trong tuần ở nam từ 65 tuổi trở xuống. Uống rượu nhiều dẫn đến các nguy cơ như: ung thư (ung thư vú, miệng, họng, thực quản, gan…); viêm tuỵ; đột tử nếu có bệnh tim mạch kèm theo; tổn thương cơ tim (bệnh cơ tim do rượu) dẫn đến suy tim; đột quỵ; tăng huyết áp; bệnh gan; tự tử; tai nạn nghiêm trọng, tử vong do tai nạn; tổn thương não ở trẻ chưa sinh...

Trong trường hợp uống rượu cần uống nhiều nước. Rượu làm cơ thể mất nước nên sau khi uống rượu nên uống nhiều nước để bù lại lượng mất. Ăn nhiều trái cây, rau xanh: giúp cung cấp các vitamin tan trong nước, là các vitamin dễ bị mất trong quá trình mất nước do rượu, và cũng cần thiết cho các hoạt động chuyển hóa rượu của cơ thể. Ăn thực phẩm giàu protein như trứng, đậu, thịt, cá để hỗ trợ quá trình chuyển hóa cồn trong cơ thể. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn.

Tin cùng chuyên mục