Thận trọng khi thu phí vỉa hè

Dự thảo thay thế quyết định 74/2008/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè của Sở GTVT TPHCM đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thành phố.

Theo đó, TPHCM dự định sẽ cho sử dụng vỉa hè để phục vụ cho mục đích làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí, sau khi đã dành đủ chiều rộng tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

Nếu nhìn nhận ở góc độ kinh tế, với đặc trưng của hàng ngàn tuyến đường và vô số địa điểm vỉa hè có mặt bằng rộng rãi bị tư nhân lấn chiếm, quyết định thu phí sẽ mang đến nhiều nguồn thu có lợi cho ngân sách, nhằm tái đầu tư cho những công trình khác. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, vỉa hè và nhiều khu vực lòng đường ở TPHCM thường xuyên bị các cá nhân và hộ gia đình lấn chiếm trái phép, sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán. Thậm chí, một số gia đình mặc nhiên xem phần lề đường là của mình nên tự do cho thuê mặt bằng để kinh doanh, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, không còn lối đi cho người đi bộ. Vấn nạn này gần như xảy ra ở khắp mọi nơi, nhất là các tuyến đường trung tâm thành phố.

Do suy nghĩ mặc định vỉa hè trước nhà là thuộc về sở hữu riêng, nhiều cá nhân, nhất là hộ gia đình có vỉa hè sẽ không bỏ tiền để đóng phí sử dụng phần không gian ngay trước nhà mình. Thậm chí, ngay cả khi tổ chức ký kết hợp đồng thuê để ràng buộc về pháp luật thì hiệu quả của việc thu phí cũng cần được tính đến. Còn nhớ, cách đây không lâu, TPHCM đã áp dụng việc thu phí đậu xe ô tô ở các khu vực lòng đường. Với mục tiêu ban đầu dự kiến thu về hàng trăm tỷ đồng từ việc đậu xe ô tô ở hàng loạt các tuyến đường, dự án này mới đầu nghe có vẻ rất khả thi. Tuy nhiên, khi triển khai trong thực tế, chính quyền phải chi lại ngân sách bù lỗ để chi trả tiền công cho đội ngũ thu phí.

Diễn biến tương tự này cũng có thể xảy ra nếu áp dụng việc thu phí vỉa hè bởi tính chất gần như nhau. Với đặc thù của địa hình rộng lớn, đội ngũ nhân viên chuyên thu phí các trường hợp sử dụng vỉa hè tại TPHCM cũng cần một lực lượng lớn, phân bổ khắp các phường xã. Đội ngũ quản lý này hẳn sẽ tiêu tốn không ít chi phí ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ nhưng hiệu quả thì chưa chắc đã như mong đợi. Bên cạnh đó, vấn đề thu phí việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè sẽ vô hình trung khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân kinh doanh ở lòng đường, lề đường và hè phố, nguy cơ gây cản trở giao thông.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

văn thiên sơn
Không nên cho thuê vĩa hè, lợi đâu không thấy chỉ thấy thành phố bát nháu, xô bồ mất trật tự phát sinh nhiều tệ nạn... Bán chổ, tranh dành gây gổ, đòi bảo kê, cướp giật, xã rác, xây lấn nhiều công trình vĩa hè không kiểm soát được, đúc lót để mở rộng, cơi nới điểm cho thuê... Hại nhiều hơn lợi.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội đưa “mắt thần” giám sát rác thải: Thêm cơ chế khuyến khích vai trò giám sát của người dân

Hà Nội đưa “mắt thần” giám sát rác thải: Thêm cơ chế khuyến khích vai trò giám sát của người dân

Trước tình trạng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, TP Hà Nội đã yêu cầu nhiều địa phương của thành phố lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu dân cư, tuyến phố để phạt “nguội” những người đổ rác bừa bãi. Giải pháp này được đánh giá là khá hiệu quả; tuy nhiên, cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Ông Nguyễn Văn Minh (ngụ tại 97 đường số 9, phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TPHCM), gọi điện đến Đường dây nóng Báo SGGP phản ánh: là cựu chiến binh, chúng tôi rất vui khi biết trong dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), TPHCM tặng quà cho người có công, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương.

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Nhiều người dân ở khu phố 6 (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) phản ánh đến Báo SGGP về công trình nội trú của học sinh, giáo viên ở huyện này bị bỏ hoang gần 10 năm qua. Trong khi cả khu đất rộng gần 1,4ha được chuyển đổi sang trồng mía, khu nội trú cao 3 tầng, gồm 24 căn phòng nằm lẻ loi giữa đồng mía.

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 120km, đi qua 6 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh, được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến giao thông trục dọc của Hà Tĩnh, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Nhiều năm nay, kè của tuyến đê Hữu Nghèn bên sông Vách Nam ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bờ sông Trà Bồng ở xã Bình Trung (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và bờ sông Vĩnh Định ở xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp đường dân sinh, nhà cửa. Tuy nhiên, đến nay các vị trí sạt lở vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa khiến người dân lo lắng, bất an.

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Dự án Trung tâm Dạy nghề huyện Hương Khê được triển khai từ tháng 4-2011; đến tháng 6-2014, UBND huyện Hương Khê đã bàn giao dự án cho Trung tâm Hướng nghiệp và đào tạo nghề huyện Hương Khê tiếp nhận khai thác và quản lý, vận hành. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 35.700m², tổng mức đầu tư 39,281 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư trái phiếu chính phủ và các nguồn hợp pháp khác.

Vướng mặt bằng, dự án đê Tả Nghèn dang dở

Vướng mặt bằng, dự án đê Tả Nghèn dang dở

Theo phản ảnh của bạn đọc đến Đường dây nóng Báo SGGP, dự án Xử lý cấp bách đê Tả Nghèn (huyện Lộc Hà - nay sáp nhập vào huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư xây dựng hàng tỷ đồng để phòng chống lũ, ngăn triều cường, bảo vệ tính mạng, tài sản, sản xuất cho người dân… Thế nhưng sau nhiều năm triển khai thi công, dự án gặp vướng về mặt bằng nên dang dở và bỏ hoang.

Cấp giấy phép xây dựng nhà... trên đường

Cấp giấy phép xây dựng nhà... trên đường

Trong đơn gửi đến Báo SGGP, bà Trịnh Thị Gái (ngụ 22/10/17 đường Bùi Công Trừng, ấp 21, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM) bức xúc: gia đình bà hiến đất mở rộng đường phục vụ công tác bố trí tái định cư của địa phương; thế nhưng đường chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng thì chính quyền địa phương đã cấp giấy phép xây dựng nhà ngay trên đường.

Chính sách hỗ trợ giáo viên: Động lực thắp sáng những ước mơ

Chính sách hỗ trợ giáo viên: Động lực thắp sáng những ước mơ

Nghị định số 73/2024/NĐ-CP điều chỉnh mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2024. Nghị quyết số 159/2024/QH15 cũng cam kết tăng lương cho giáo viên nếu điều kiện kinh tế cho phép. Điều này kéo theo sự tăng lên đáng kể của các khoản lương và phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên.

Trời mưa 3 giờ, hẻm ngập nước 5 ngày

Trời mưa 3 giờ, hẻm ngập nước 5 ngày

Chiều 27-12-2024, tại TP Thủ Đức (TPHCM) trời mưa lớn. Cơn mưa kéo dài khoảng 3 giờ nhưng hẻm 28 Tam Bình (khu phố 22, phường Hiệp Bình Chánh) bị ngập nước đến sáng 31-12-2024 (ảnh).

Bãi xà bần trong khu dân cư

Bãi xà bần trong khu dân cư

Bạn đọc ở Khu dân cư T300 (ấp 5A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) phản ánh về một bãi chứa xà bần tại khu vực mình đang sinh sống. Qua xác minh, đó là 2 khu đất trống ở mặt tiền đường Chánh Hưng, chân cầu Tắc Bến Rô 2. Một doanh nghiệp gần đó kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, gạch, cát, đá, xi măng đã thuê mướn và đổ xà bần, cát, sỏi, bùn đất…

Xe điện chở khách du lịch hoạt động mất trật tự ở Đà Lạt

Xe điện chở khách du lịch hoạt động mất trật tự ở Đà Lạt

Thời gian gần đây, bạn đọc nhiều lần phản ánh đến Đường dây nóng Báo SGGP về tình trạng xe điện phục vụ khách du lịch tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) hoạt động không theo lộ trình cố định được đăng ký. Các loại xe này thường xuyên đón, trả khách dọc đường (nhất là khu vực trung tâm Đà Lạt như quảng trường Lâm Viên, quanh bờ hồ Xuân Hương, khu Hòa Bình…), gây ra tình trạng mất trật tự, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang: Nhiều phương tiện lưu thông ngược chiều

Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang: Nhiều phương tiện lưu thông ngược chiều

Theo phản ánh của bạn đọc, thời gian gần đây, trên tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang), nhiều người dân điều khiển mô tô, xe gắn máy lưu thông trên đường nhưng không đội nón bảo hiểm, thậm chí chạy ngược chiều. Tuy vậy, không thấy lực lượng chức năng nào xử phạt những trường hợp này.

Người khuyết tật chưa được hưởng chính sách

Người khuyết tật chưa được hưởng chính sách

Trong đơn trình bày gửi đến Báo SGGP, ông Nguyễn Văn Thơm, 53 tuổi, cư ngụ tại 987/1 đường Lò Gốm, phường 8, quận 6, TPHCM cho biết, ông là người khuyết tật, bị bại liệt 2 chân từ nhỏ. Năm 2023, ông nhờ tổ trưởng tổ dân phố làm đơn (ông Thơm bị mù chữ) xin trợ giúp khó khăn và bảo hiểm y tế. Đơn của ông Thơm đã được Công an phường 8, quận 6 xác nhận và chuyển UBND phường 8, quận 6 xem xét. Tuy nhiên, đến nay, đơn này vẫn chưa được chấp thuận.

Đừng vô cảm và bao biện nữa

Đừng vô cảm và bao biện nữa

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và của Việt Nam còn rất nhiều khó khăn và thách thức, thật không thể hiểu nổi và hợp lý, hợp tình chưa khi có những đoàn, gồm cả lãnh đạo các sở, ngành và lãnh đạo các công ty xổ số kiến thiết có thể đi “học tập kinh nghiệm” ở các nước Châu Âu, Châu Á mà ai cũng biết bản chất của những chuyến “học tập” đó là gì!

CSGT kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Giữ quyền giám sát của nhân dân

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28-11-2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thông tư số 46/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15-11-2024.