Áp lực cạnh tranh
Báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về kết quả tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, cho thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn khó kiểm soát trên thị trường. Một số hàng hóa Việt Nam chưa thực sự thu hút người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước ở một số cơ quan chúc năng còn thiếu chặt chẽ, liên kết, đồng bộ; dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng. Trên thực tế, hiện tại cộng đồng DN Việt chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên thiếu nguồn lực tài chính, kinh nghiệm kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng nên hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định năm 2018 là giai đoạn có nhiều thách thức đối với DN Việt Nam khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, không ít mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cắt giảm xuống còn 0% - 5%.
Dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho hay khi thực thi các FTA, hàng rào thuế quan cơ bản được dỡ bỏ, song khả năng tận dụng ưu đãi về thuế quan lại phụ thuộc chủ yếu vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các hàng rào kỹ thuật như an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ... Trong đó, yêu cầu quy tắc xuất xứ đang là thách thức lớn đối với DN Việt Nam vì khả năng cung ứng nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế, nhưng lại là cơ hội cho hàng ngoại ồ ạt nhập khẩu vào thị trường nội địa. Đặc biệt, cơ chế thị trường hàng hóa vận hành chưa thật sự hiệu quả như với sản xuất nông nghiệp, nông dân không tự quyết định được giá bán sản phẩm mà do các thương nhân điều khiển. Điều này dẫn đến tình trạng người tiêu dùng phải mua hàng hóa với giá cao, trong khi người sản xuất bán sản phẩm với giá thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất; nguyên nhân do chi phí trung gian cao và hiện chưa hình thành được sở giao dịch hàng hóa, nên việc đấu giá hàng nông sản chưa thực hiện được.
Liên quan đến vấn đề xây dựng mạng lưới phân phối hàng Việt và đưa hàng hóa đến trực tiếp người tiêu dùng, cũng như giảm khâu trung gian, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Thường trực Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), cho hay có thể thấy năm 2017 là năm mà các nhà bán lẻ trong và ngoài nước chủ yếu định vị thương hiệu và đầu tư củng cố điểm bán, còn 2018 sẽ là năm bùng nổ của bán lẻ hiện đại. Việc chủ động đầu tư phát triển hệ thống siêu thị Co.opmart ra ngoài địa bàn TPHCM đã được Saigon Co.op thực hiện khá sớm, phân bổ khắp cả 3 miền đất nước. Saigon Co.op đang duy trì tốc độ phát triển trung bình hơn 10 siêu thị Co.opmart mỗi năm, chưa kể chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food, Co.op Smile, Cheer, Sense City, Co.opXtra…
Con đường giữ chân người tiêu dùng
Để thành công trong xây dựng thương hiệu Việt, ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, cho rằng chỉ có con đường tiếp thị trực tiếp, gắn bó với người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp và mạng lưới bán hàng phủ sóng từng địa bàn. Thị trường rất rộng lớn và cơ hội thành công rất nhiều, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp làm cách nào để khai thác hiệu quả. Mỹ Hảo cũng đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc xây dựng nhân lực bán hàng, tham gia phiên chợ hàng Việt hay những chuyến bán hàng lưu động, ngoài mục tiêu bán hàng còn để tăng sự nhận diện thương hiệu đến người tiêu dùng. Nếu truyền thông tốt mà sản phẩm không có nhiều trên thị trường hay không đảm bảo chất lượng thì DN cũng khó thành công.
Ghi nhận thực tế trên thị trường, ngoài nhiều DN Việt từng bước định vị chiến lược củng cố sân nhà để từ đó làm bệ đỡ vững chắc tham gia thị trường thương mại tự do, cũng có không ít DN sau khi trụ vững tại các thị trường xuất khẩu đã và đang quay lại phát triển thị trường trong nước. Điển hình như Công ty CP Vinamit đánh dấu sự trở lại thị trường nội địa bằng sản phẩm sữa chua sấy đông khô YO’V, nước uống dinh dưỡng từ trái cây, bánh snack… Đặc biệt, mảng rau hữu cơ sẽ có thêm một số chủng loại mới, sản lượng tăng khoảng 300 - 400kg/ngày. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamit, cho biết cạnh tranh bây giờ nếu không có sự khác biệt, không tiện ích và không có giá phù hợp thì khó thành công. Mỗi DN cần chọn chiến lược cạnh tranh riêng và Vinamit luôn trung thành với chủ trương đi vào chất lượng, chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tập trung vào thế mạnh về công nghệ chế biến sau thu hoạch, công nghệ sấy khô và công nghệ sinh học, nên sau giai đoạn đầu tạo ra sự khác biệt sẽ là giai đoạn đi vào chiều sâu, mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn.
Đặc biệt, về câu chuyện cạnh tranh và giữ vững thị trường nội địa, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, nhận định, quan trọng là làm sao củng cố, ổn định để khi miếng bánh thị trường có nở ra thì DN vẫn giữ được phần trong đó. Saigon Food khá thành công với dòng sản phẩm cháo dinh dưỡng ăn liền khi quay lại thị trường nội địa, tuy nhiên phải thừa nhận tình trạng chung là các DN Việt hiện chưa có nhiều kinh phí để quảng bá, tiếp thị nhiều sản phẩm. Qua khảo sát thị trường nội địa cho thấy, trong những năm gần đây, người tiêu dùng bắt đầu tin dùng hàng hóa chất lượng tốt và sẵn sàng trả đúng giá sản phẩm nên đây là cơ hội cho các DN nắm bắt thời cơ để sản xuất, kinh doanh, giữ vững thị trường và tăng nội lực cạnh tranh trên sân nhà.
Báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về kết quả tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, cho thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn khó kiểm soát trên thị trường. Một số hàng hóa Việt Nam chưa thực sự thu hút người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước ở một số cơ quan chúc năng còn thiếu chặt chẽ, liên kết, đồng bộ; dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng. Trên thực tế, hiện tại cộng đồng DN Việt chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên thiếu nguồn lực tài chính, kinh nghiệm kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng nên hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định năm 2018 là giai đoạn có nhiều thách thức đối với DN Việt Nam khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, không ít mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cắt giảm xuống còn 0% - 5%.
Dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho hay khi thực thi các FTA, hàng rào thuế quan cơ bản được dỡ bỏ, song khả năng tận dụng ưu đãi về thuế quan lại phụ thuộc chủ yếu vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các hàng rào kỹ thuật như an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ... Trong đó, yêu cầu quy tắc xuất xứ đang là thách thức lớn đối với DN Việt Nam vì khả năng cung ứng nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế, nhưng lại là cơ hội cho hàng ngoại ồ ạt nhập khẩu vào thị trường nội địa. Đặc biệt, cơ chế thị trường hàng hóa vận hành chưa thật sự hiệu quả như với sản xuất nông nghiệp, nông dân không tự quyết định được giá bán sản phẩm mà do các thương nhân điều khiển. Điều này dẫn đến tình trạng người tiêu dùng phải mua hàng hóa với giá cao, trong khi người sản xuất bán sản phẩm với giá thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất; nguyên nhân do chi phí trung gian cao và hiện chưa hình thành được sở giao dịch hàng hóa, nên việc đấu giá hàng nông sản chưa thực hiện được.
Liên quan đến vấn đề xây dựng mạng lưới phân phối hàng Việt và đưa hàng hóa đến trực tiếp người tiêu dùng, cũng như giảm khâu trung gian, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Thường trực Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), cho hay có thể thấy năm 2017 là năm mà các nhà bán lẻ trong và ngoài nước chủ yếu định vị thương hiệu và đầu tư củng cố điểm bán, còn 2018 sẽ là năm bùng nổ của bán lẻ hiện đại. Việc chủ động đầu tư phát triển hệ thống siêu thị Co.opmart ra ngoài địa bàn TPHCM đã được Saigon Co.op thực hiện khá sớm, phân bổ khắp cả 3 miền đất nước. Saigon Co.op đang duy trì tốc độ phát triển trung bình hơn 10 siêu thị Co.opmart mỗi năm, chưa kể chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food, Co.op Smile, Cheer, Sense City, Co.opXtra…
Con đường giữ chân người tiêu dùng
Để thành công trong xây dựng thương hiệu Việt, ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, cho rằng chỉ có con đường tiếp thị trực tiếp, gắn bó với người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp và mạng lưới bán hàng phủ sóng từng địa bàn. Thị trường rất rộng lớn và cơ hội thành công rất nhiều, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp làm cách nào để khai thác hiệu quả. Mỹ Hảo cũng đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc xây dựng nhân lực bán hàng, tham gia phiên chợ hàng Việt hay những chuyến bán hàng lưu động, ngoài mục tiêu bán hàng còn để tăng sự nhận diện thương hiệu đến người tiêu dùng. Nếu truyền thông tốt mà sản phẩm không có nhiều trên thị trường hay không đảm bảo chất lượng thì DN cũng khó thành công.
Ghi nhận thực tế trên thị trường, ngoài nhiều DN Việt từng bước định vị chiến lược củng cố sân nhà để từ đó làm bệ đỡ vững chắc tham gia thị trường thương mại tự do, cũng có không ít DN sau khi trụ vững tại các thị trường xuất khẩu đã và đang quay lại phát triển thị trường trong nước. Điển hình như Công ty CP Vinamit đánh dấu sự trở lại thị trường nội địa bằng sản phẩm sữa chua sấy đông khô YO’V, nước uống dinh dưỡng từ trái cây, bánh snack… Đặc biệt, mảng rau hữu cơ sẽ có thêm một số chủng loại mới, sản lượng tăng khoảng 300 - 400kg/ngày. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamit, cho biết cạnh tranh bây giờ nếu không có sự khác biệt, không tiện ích và không có giá phù hợp thì khó thành công. Mỗi DN cần chọn chiến lược cạnh tranh riêng và Vinamit luôn trung thành với chủ trương đi vào chất lượng, chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tập trung vào thế mạnh về công nghệ chế biến sau thu hoạch, công nghệ sấy khô và công nghệ sinh học, nên sau giai đoạn đầu tạo ra sự khác biệt sẽ là giai đoạn đi vào chiều sâu, mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn.
Đặc biệt, về câu chuyện cạnh tranh và giữ vững thị trường nội địa, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, nhận định, quan trọng là làm sao củng cố, ổn định để khi miếng bánh thị trường có nở ra thì DN vẫn giữ được phần trong đó. Saigon Food khá thành công với dòng sản phẩm cháo dinh dưỡng ăn liền khi quay lại thị trường nội địa, tuy nhiên phải thừa nhận tình trạng chung là các DN Việt hiện chưa có nhiều kinh phí để quảng bá, tiếp thị nhiều sản phẩm. Qua khảo sát thị trường nội địa cho thấy, trong những năm gần đây, người tiêu dùng bắt đầu tin dùng hàng hóa chất lượng tốt và sẵn sàng trả đúng giá sản phẩm nên đây là cơ hội cho các DN nắm bắt thời cơ để sản xuất, kinh doanh, giữ vững thị trường và tăng nội lực cạnh tranh trên sân nhà.
Năm 2018, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền việc mua sắm trang thiết bị phục vụ trong cơ quan, đơn vị và tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước là hàng hóa nội địa. Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng Việt; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng; đặc biệt là các khu vực nông thôn, khu tập trung nhiều công nhân, người lao động… Tuy nhiên, đại diện Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho rằng, cùng với các giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước, DN cũng cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường nội địa ngày càng tốt hơn. Đây là con đường và xu hướng tất yếu để xây dựng uy tín thương hiệu hàng hóa sản xuất trong nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và sự lựa chọn của hơn 95 triệu người dân Việt Nam đối với hàng Việt. Song song với sự đồng hành của các tổ chức, hiệp hội, đơn vị sản xuất kinh doanh phải tập trung vào các vấn đề trong phát triển bền vững như đổi mới sáng tạo, tái cơ cấu DN, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn nhân lực, định vị thị trường… để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu thông lệ quốc tế.