Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh của chính phủ Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của người dân trong nước cũng như truyền thông quốc tế. Kế hoạch được thực hiện theo 2 con đường song song: biến các thị xã nhỏ thành thành phố vệ tinh của các thành phố lớn và hiện đại hóa các thành phố vừa và nhỏ.
Giải pháp tối ưu cho những vấn đề này chính là xây dựng những thành phố thông minh; trong đó chú ý là toàn bộ các hoạt động điều hành, quản lý các dịch vụ công đều được số hóa bằng Tập hợp dữ liệu khổng lồ (Big Data), dùng sức mạnh công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.
Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính phủ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức (và những thách thức này không chỉ riêng Ấn Độ mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt) trong quá trình xây dựng các thành phố thông minh. Những thách thức đó là:
1- Kênh tài chính cho thành phố thông minh
Ủy ban chuyên gia tối cao (HPEC) ước tính, chi phí đầu tư bình quân đầu người là 43,486 rupee. Giả sử số người trong mỗi thành phố thông minh là 1 triệu người thì tổng chi phí ước tính của việc đầu tư cho thành phố thông minh lên đến 7.000 tỷ rupee trong khoảng 20 năm và yêu cầu hàng năm là 350 tỷ rupee. Việc huy động một khoản lớn về tài chính là thách thức cho bất kỳ mọi chính phủ. Chính phủ lên kế hoạch huy động quỹ qua hình thức hợp tác công tư (PPP). Nói cách khác, chính phủ sẽ đóng góp khoảng 20% cho việc đầu tư và phần còn lại được đầu tư bởi chính quyền các bang và những tổ chức tư nhân khác.
2- Nhanh chóng phê duyệt
Chắc chắn rằng, mọi cơ quan chính phủ đều tốn không ít thời gian cho việc thông qua và phê duyệt một chủ trương nào đó. Việc này cần phải thay đổi khi phát triển những thành phố thông minh với một tập hợp dữ liệu rất lớn và mạng Internet khổng lồ. Dự án có giới hạn thời gian và tất cả việc phê duyệt cần phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất để dự án triển khai đúng lịch trình. Chính phủ các bang cũng được yêu cầu hợp tác trong trường hợp này và đẩy nhanh quá trình phê duyệt. Nếu cần thiết, toàn bộ quá trình phê duyệt có thể được tự động hóa và làm trực tuyến. Một ủy ban đặc biệt được thành lập để quản lý phê duyệt dịch vụ như nước, nước thải, hệ thống thoát nước, đường dây viễn thông, dây điện,…
3- Phối hợp giữa các bên liên quan
Đây chắc chắn là một thách thức mà chính phủ trung ương sẽ phải đối mặt khi triển khai những thành phố thông minh. Chính quyền tiểu bang, khu vực tư nhân, chính phủ trung ương và những cơ quan quản lý khác là các bên liên quan đến dự án. Tất cả các bên liên quan gắn kết với nhau và ý thức được về vai trò cũng như trách nhiệm của họ là việc rất quan trọng. Những mâu thuẫn trong sự phân chia nhiệm vụ không nên có. Sự tham gia của nhiều bên liên quan trong dự án này đã làm tăng thêm tính chất phức tạp do có nhiều cách làm việc khác nhau.
4- Bổ sung thêm tiện ích
Trang bị thêm nghĩa là bổ sung thêm những tiện ích cho các thành phố sẵn có nhằm mục đích làm cho nó hiệu quả hơn. Một trong những kế hoạch của chính phủ trung ương là thay đổi các thành phố lớn nhỏ thành những thành phố thông minh. Thách thức nằm trong việc nghiên cứu quy hoạch tổng thể của thành phố, điều mà hơn 80% những thành phố trong danh sách không hề có. Vì vậy, chính phủ trung ương sẽ phải bắt đầu với một dữ liệu đầu vào không đầy đủ.
5- Nguồn nhân lực
Dự án có nhu cầu rất lớn một đội ngũ công nhân lành nghề và các chuyên gia. Để xây dựng 100 thành phố thông minh là điều không dễ dàng (vài thành phố cần xây dựng từ đầu). Những chương trình huấn luyện thích hợp là yếu tố quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực. Thách thức ở đây là chỉ có 5% ngân sách cho dự án được dùng để đào tạo và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân sự. Vì vậy, có nhiều việc cần phải làm với thách thức thiếu hụt nguồn nhân lực.
6- Các dịch vụ tiện ích sẵn có
Điện và nước cần phải được cung cấp liên tục, không bị gián đoạn trong những thành phố thông minh. Rà soát toàn bộ việc sản xuất điện và hệ thống phân phối trên toàn quốc có vẻ sẽ là một thử thách, trong khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Các chuyên gia kêu gọi các bang cần sử dụng các nguồn năng lượng phi truyền thống để giảm sự thiếu hụt năng lượng.
7- Hiện trạng của các cơ quan địa phương (ULBs)
Các cơ quan địa phương không thể tự đảm bảo tài chính cho hoạt động của mình. Thuế thấp và nguồn thu không đủ chi là những nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, năng lực nguồn nhân lực của các cơ quan địa phương cũng không đủ khả năng đáp ứng các chương trình đào tạo kỹ năng cho công nhân và người lao động. Điều này có nghĩa phải cần thêm ngân sách cho việc đào tạo và xây dựng năng lực.
Chính phủ Ấn Độ đã tính đến những thách thức trên và đang tìm một giải pháp thông minh để thúc đẩy dự án thành công. Tương lai của quá trình đô thị hóa ở Ấn Độ nằm trong thành công của dự án này.