Thách thức lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam thời gian tới

Việt Nam đang có thặng dư thương mại rất lớn với Hoa Kỳ. Các chuyên gia lo ngại rằng, xuất khẩu của Việt Nam có thể đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.

Ngày 27-12 tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức tọa đàm về chủ đề: Phòng vệ thương mại - góc nhìn từ các vụ việc điều tra với tấm pin năng lượng mặt trời, trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

lap-tam-pin-nang-luong-mat-troi_UQAD
Tấm pin năng lượng mặt trời do Việt Nam xuất khẩu đang đứng trước nguy cơ bị Hoa Kỳ áp thuế cao. Ảnh minh hoạ

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đầu tư toàn cầu cho năng lượng sạch năm 2024 có thể vượt 3.000 tỷ USD, với khoảng 2.000 tỷ USD dành cho công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và xe điện. Đây là cơ hội lớn cho ngành năng lượng mặt trời Việt Nam, vốn đang có sản lượng tấm pin năng lượng mặt trời lớn trong khu vực và thế giới.

Tuy vậy, ngành sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời Việt Nam cũng đang phải vượt qua các cuộc điều tra chống bán phá giá từ các thị trường lớn, trong đó có Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công thương), cho biết, mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ, áp dụng mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở mức 0,81% và 2,85%. Tuy nhiên, các công ty không hợp tác sẽ phải chịu thuế lên tới 292,61%.

Theo bà, mức đang áp dụng được đánh giá là kết quả tích cực đối với doanh nghiệp Việt Nam, vì mức thuế này là thấp nhất trong số 4 quốc gia bị điều tra. Tuy nhiên, theo quy trình, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn có thể điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới, và thẩm tra tại chỗ để xác minh thông tin.

Tham dự trực tuyến, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng chỉ ra một thách thức lớn đối với các quốc gia xuất khẩu có thặng dư thương mại lớn như Việt Nam.

Trao doi 3.jpeg
Các chuyên gia tham gia thảo luận về nguy cơ phòng vệ thương mại gia tăng. Ảnh: NGHIÊM LAN

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công thương đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Bà Nguyễn Yến Ngọc cho biết: “Chúng ta đã trải qua 273 vụ việc phòng vệ thương mại nên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện này”. Bộ Công thương duy trì danh sách cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra và phối hợp với các hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị trước.

Tin cùng chuyên mục