Nghiên cứu trên do 2 nhà khoa học ở Trung tâm Wittgenstein thuộc Viện quốc tế về Phân tích hệ thống ứng dụng tại Laxenburg, Áo tiến hành. Nghiên cứu ước tính đến năm 2047, khoảng 21% số phụ nữ và 17% số nam giới từ 65 tuổi trở lên ở châu Âu sẽ phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng và lâu dài về thể chất. Các tác giả nghiên cứu cảnh báo kết quả trên là “tin xấu” đối với ngân sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Dân số lão hóa và tuổi thọ gia tăng tại nhiều nước châu Âu hiện cho thấy số người cao tuổi, bao gồm cả người ốm yếu và bình thường, dự kiến sẽ tăng mạnh. Thực tế cho thấy dân số già góp phần gia tăng số lượng bệnh nhân trong những năm gần đây khi tỷ lệ người trên 60 tuổi, chiếm 37% dân số. Dữ liệu từ National Health Service cho thấy lượng bệnh nhân đến phòng cấp cứu ở các bệnh viện ở Anh tăng từ hơn 4,5 triệu/quý trong năm 2004 lên gần 6 triệu/quý trong quý gần cuối năm 2017, tăng gần 25%.
Tuy nhiên, lượng bệnh không phải từ số người trẻ, mà phần lớn là người cao tuổi. Người càng sống lâu thì hầu như đều mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim..., những căn bệnh ngốn ngân sách dành cho y tế rất lớn. Số người trên 75 tuổi sống một mình trên 70% là phụ nữ. Chính sự cô đơn và những căn bệnh tuổi già đã khiến người cao tuổi lạm dụng các loại thuốc mất ngủ và an thần - theo một cuộc điều tra của Cơ quan cấp cao giám sát sức khỏe (HAS) của Pháp. Để chống bệnh mất ngủ, sự lo âu hay những chứng bệnh tương tự, có tới 32% người trên 65 tuổi và gần 40% người hơn 85 tuổi ở Pháp sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Để chống tình trạng trầm uất, 13% người trên 65 tuổi và 18% người trên 85 tuổi thường xuyên sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân được trích từ khoản đóng góp thuế và các khoản đóng góp bắt buộc được khấu trừ từ thu nhập của họ ở hầu hết các nước phát triển như Anh, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Nhưng khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên tại tất cả các tuyến y tế, vì thế đã tạo nên áp lực cho hệ thống y tế, đặc biệt là vấn đề tài chính. Các chính phủ sẽ phải cân đối ngân sách để đảm bảo hệ thống hưu trí và chăm sóc sức khỏe cho số người cao tuổi ngày càng lớn trong xã hội. Tuy nhiên, gánh nặng không chỉ từ người cao tuổi mang lại. Tại trung tâm y tế Hetherington Group Practice ở London, lượng bệnh nhân còn đến từ người tị nạn, người vô gia cư...
Năm 2017 là năm bầu cử ở một số nước lớn ở châu Âu. Theo phân tích của tờ The Lancet, trong chiến lược vận động tranh cử để thu hút sự ủng hộ của cử tri trong bối cảnh kinh tế phải “thắt lưng buộc bụng”, khi đề cập đến chính sách an sinh xã hội, hầu hết các chính trị gia đều phớt lờ những nguyên tắc cốt lõi của y tế công cộng, như đoàn kết, bình đẳng, không phân biệt đối xử. Nhiều chính trị gia còn tìm cách tháo gỡ bớt những biện pháp đã từng bảo vệ sức khỏe của người dân trong nhiều thập kỷ.
Dân số lão hóa và tuổi thọ gia tăng tại nhiều nước châu Âu hiện cho thấy số người cao tuổi, bao gồm cả người ốm yếu và bình thường, dự kiến sẽ tăng mạnh. Thực tế cho thấy dân số già góp phần gia tăng số lượng bệnh nhân trong những năm gần đây khi tỷ lệ người trên 60 tuổi, chiếm 37% dân số. Dữ liệu từ National Health Service cho thấy lượng bệnh nhân đến phòng cấp cứu ở các bệnh viện ở Anh tăng từ hơn 4,5 triệu/quý trong năm 2004 lên gần 6 triệu/quý trong quý gần cuối năm 2017, tăng gần 25%.
Tuy nhiên, lượng bệnh không phải từ số người trẻ, mà phần lớn là người cao tuổi. Người càng sống lâu thì hầu như đều mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim..., những căn bệnh ngốn ngân sách dành cho y tế rất lớn. Số người trên 75 tuổi sống một mình trên 70% là phụ nữ. Chính sự cô đơn và những căn bệnh tuổi già đã khiến người cao tuổi lạm dụng các loại thuốc mất ngủ và an thần - theo một cuộc điều tra của Cơ quan cấp cao giám sát sức khỏe (HAS) của Pháp. Để chống bệnh mất ngủ, sự lo âu hay những chứng bệnh tương tự, có tới 32% người trên 65 tuổi và gần 40% người hơn 85 tuổi ở Pháp sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Để chống tình trạng trầm uất, 13% người trên 65 tuổi và 18% người trên 85 tuổi thường xuyên sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân được trích từ khoản đóng góp thuế và các khoản đóng góp bắt buộc được khấu trừ từ thu nhập của họ ở hầu hết các nước phát triển như Anh, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Nhưng khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên tại tất cả các tuyến y tế, vì thế đã tạo nên áp lực cho hệ thống y tế, đặc biệt là vấn đề tài chính. Các chính phủ sẽ phải cân đối ngân sách để đảm bảo hệ thống hưu trí và chăm sóc sức khỏe cho số người cao tuổi ngày càng lớn trong xã hội. Tuy nhiên, gánh nặng không chỉ từ người cao tuổi mang lại. Tại trung tâm y tế Hetherington Group Practice ở London, lượng bệnh nhân còn đến từ người tị nạn, người vô gia cư...
Năm 2017 là năm bầu cử ở một số nước lớn ở châu Âu. Theo phân tích của tờ The Lancet, trong chiến lược vận động tranh cử để thu hút sự ủng hộ của cử tri trong bối cảnh kinh tế phải “thắt lưng buộc bụng”, khi đề cập đến chính sách an sinh xã hội, hầu hết các chính trị gia đều phớt lờ những nguyên tắc cốt lõi của y tế công cộng, như đoàn kết, bình đẳng, không phân biệt đối xử. Nhiều chính trị gia còn tìm cách tháo gỡ bớt những biện pháp đã từng bảo vệ sức khỏe của người dân trong nhiều thập kỷ.