Diễn đàn tham vấn nhân dân về quy hoạch

Thạc sĩ - Kiến trúc sư Nguyễn Thu Phong: Nên để quận, huyện lập và phê duyệt quy hoạch

LTS: KTS Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui, hiện đang chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 một số phường ở quận Gò Vấp, TPHCM. Lập đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 cho các địa phương là công việc mà ông và các cộng sự đã thực hiện từ năm 2005 đến nay. Từ thực tế này, ông Nguyễn Thu Phong đã tham gia diễn đàn “Phân cấp lập và phê duyệt quy hoạch 1/2000 cho các quận, huyện?” bằng một cuộc trao đổi với PV Báo SGGP.
Thạc sĩ - Kiến trúc sư Nguyễn Thu Phong: Nên để quận, huyện lập và phê duyệt quy hoạch

LTS: KTS Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui, hiện đang chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 một số phường ở quận Gò Vấp, TPHCM. Lập đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 cho các địa phương là công việc mà ông và các cộng sự đã thực hiện từ năm 2005 đến nay. Từ thực tế này, ông Nguyễn Thu Phong đã tham gia diễn đàn “Phân cấp lập và phê duyệt quy hoạch 1/2000 cho các quận, huyện?” bằng một cuộc trao đổi với PV Báo SGGP.

Các cao ốc mọc lên tạo một bộ mặt hiện đại cho TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các cao ốc mọc lên tạo một bộ mặt hiện đại cho TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

- PV: Với tư cách là người chủ trì thiết kế nhiều đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000, ông thấy nên để quận, huyện hay thành phố lập quy hoạch này?

KTS NGUYỄN THU PHONG: Quận, huyện hay thành phố chủ trì lập và phê duyệt quy hoạch thì cũng phải… thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và có chức năng đạt chuẩn thực hiện. Điều này có nghĩa là bên làm trực tiếp không thay đổi cho dù bên thuê là ai. Tư vấn nào được làm quy hoạch cũng đã được chuẩn hóa bằng rất nhiều quy định của Bộ Xây dựng và các bộ ngành khác liên quan. Do đó, dù quận, huyện hay thành phố chủ động chọn tư vấn thì cũng không thể tự ý chọn tư vấn “vườn, xã” được. Quận, huyện hay thành phố chủ trì lập và phê duyệt quy hoạch chỉ thể hiện vai trò thay mặt Nhà nước quản lý chất lượng đồ án và trả tiền tư vấn từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, tôi vẫn nghiêng về phương án để quận, huyện chủ trì lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000.

- Đang có nhiều ý kiến cho rằng, trình độ của một số cán bộ quản lý đô thị ở quận, huyện còn hạn chế. Phải chăng làm việc với những cán bộ này thì tư vấn “dễ thở” hơn và vì thế ông nghiêng về phương án này?

Tôi không cho rằng trình độ của cán bộ quản lý đô thị quận, huyện kém hơn trình độ của cán bộ cấp thành phố vì tất cả mọi người đều được đào tạo từ trường, lớp như nhau. Bạn học thời đại học của tôi, một số đang làm ở các quận, huyện, số khác làm ở các sở, ngành của thành phố. Ở họ hầu như không có sự chênh lệch về trình độ, chỉ là khác biệt ở vị trí quản lý. Tôi ủng hộ phương án quận, huyện làm chủ đầu tư, là cấp lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 vì đây là công việc cọ xát mạnh với thực trạng đất đai, với tình hình dân sinh xã hội.

Hiện nay ở hầu hết các quận nội thành, việc lập quy hoạch cho đủ các chỉ tiêu ngoài đất ở như đất dành cho giao thông, đất công viên cây xanh, đất cho các công trình công cộng hạ tầng xã hội rất khó vì dân cư dày đặc. Để làm được việc này, chính quyền địa phương phải bỏ rất nhiều công sức để cùng tư vấn thương thảo, thuyết phục người dân. Thế nhưng đâu phải lúc nào cũng thành công. Trong không ít trường hợp người dân kêu thiếu cây xanh, thiếu đất làm giao thông nhưng khi yêu cầu họ giải tỏa một phần sân để mở rộng hẻm, thêm đường cho mọi người cùng đi thì bản thân họ không đồng ý. Địa phương làm “cực” như thế mà hiện còn rất nhiều đồ án quy hoạch không làm sao tính cho đủ chỉ tiêu xây dựng thì Sở Quy hoạch - Kiến trúc khó có thể sâu sát hết nếu không có sự tham gia quy hoạch từ cấp cơ sở.

Theo tôi được biết, hiện biên chế của Sở Quy hoạch - Kiến trúc chỉ cho phép phân 1-2 chuyên viên phụ trách việc thực hiện đồ án quy hoạch của một quận. Mà một quận thường có đến hàng chục đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000, trải rộng trên hàng trăm ha và trên 1.000ha đối với quận lớn, như thế việc “quá tải” trong quản lý, thẩm định các nội dung chuyên môn của từng đồ án là điều dễ hiểu.

- Ông có nghĩ rằng để cho quận, huyện- với tư cách là người tại chỗ, ngại đụng chạm với dân, lập quy hoạch thì quy hoạch sẽ thiếu nhiều chỉ tiêu xây dựng, thiếu tầm nhìn dài hạn?

Nếu không xem xét đến thực tế, đến nguyện vọng của nhân dân mà “vẽ đại” cây xanh hay đường sá vào nhà dân thì chỉ làm xáo trộn cuộc sống người dân. Thành phố đã có bài học về vấn đề này. Nhiều đồ án quy hoạch được lập từ thập niên 90 của thế kỷ trước cứ “vẽ” cho đủ chỉ tiêu nhưng cuối cùng không thực hiện được, hoặc quản lý không chặt đã làm cho cuộc sống người dân gặp không ít khó khăn. Do vậy, tôi vẫn cho rằng vai trò của địa phương trong lập quy hoạch là rất quan trọng. Hiện những nhà tư vấn quy hoạch như chúng tôi đang cùng với các địa phương tìm tòi nhiều phương thức để tập hợp, lý giải, sáng tạo thậm chí “hợp thức hóa một cách logic” các giải pháp cho đạt đủ các chỉ tiêu về quy chuẩn quy hoạch đô thị.

Ví dụ như có thể thuyết phục các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải di dời, dành quỹ đất trong tương lai thành đất cho công trình công cộng, sẽ có giá trị quy đổi khai thác thương mại tương ứng, thậm chí tốt hơn. Hoặc chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp thành đất giáo dục, thuyết phục chủ đất rằng có thể đầu tư các cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo tư thục hiện đang rất thiếu. Hay thậm chí có thể thuyết phục người dân chấp nhận giải phóng lộ giới 1m-2m làm đường để tăng giá đất thương mại của trục phố lên… Nói tóm lại, đây là một công việc không thể ngồi bàn giấy mà làm được. Người lập quy hoạch phải cọ xát với dân để có được các đồ án khả thi.

- Nếu nương theo thực tế như thế thì TP sẽ ngổn ngang?

Tôi không nghĩ như vậy. Khi khảo sát hiện trạng, những chuyên gia chúng tôi phải lưu ý và tôn trọng những định hướng phát triển chung của thành phố, của khu vực, của các vùng giáp nối liên quận, cụ thể như các trục đường chính liên quận, các cửa ngõ thành phố, các công trình hạ tầng cơ sở cấp trung ương, cấp thành phố đóng trên địa bàn quận. Sự ngổn ngang nếu có là do sự quản lý không cương quyết, thỏa hiệp, dễ dãi điều chỉnh các công trình khi cấp phép cụ thể.

Nguyễn Khoa

Tin cùng chuyên mục