Tết quê - Chuyện xóm và nhà tôi

Và một cái tết lại đến. Trong tôi không khỏi dâng lên nhiều cảm xúc. Nhớ lắm! Thương lắm!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc

Một mái nhà nhỏ nhưng thật ấm áp và đầy ắp tình thương yêu. Ở đó có bố, mẹ, anh, chị, em, và gần kề còn rất nhiều bà con, chòm xóm, bạn bè.

Thời bao cấp, cuộc sống khó khăn với phiếu 5 mét, dầu phân phối, muối xếp hàng, gạo cân, thóc yến, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, lam lũ quanh năm. Nhiều đêm còn phải đốt hột gấc để thay cho đèn vì hết dầu, nói đến cái tết thịnh soạn thì thật là xa xỉ.

Vài năm sau, nhà nước thay đổi cơ chế, lúc ấy người dân mới có cuộc sống đỡ hơn một chút. Nhà nào cũng nuôi được một vài con heo, mấy con gà, vịt để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhà nghèo thì bán gà, heo để mua sắm quần áo cho con, chi trả công nợ cuối năm. Nhà khá giả hơn thì để ăn bù vào ngày thường chỉ rau và mắm.

picture1-701.jpg
Các thành viên trong gia đình cùng gói bánh chưng

Nhà nào cũng trồng sẵn trong vườn vài bụi dong lá, cấy ít lúa nếp để dành. Nói là giết heo ăn tết nhưng thật ra mấy nhà mới chung nhau giết một con để chia mỗi người vài cân. Hai, ba nhà chung nhau một nồi bánh chưng, vì chẳng nhà nào có khả năng gói nhiều. Cứ đến khoảng từ 26 đến 29 tết là cả xóm lại nhộn nhịp. Kẻ cắt lá dong, người xay đậu, anh này đi bổ củi, chị nọ vặn nùn rơm, gọi nhau í ới.

Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Bố cắt cử cho chị cắt lá dong về, tôi lau rửa sạch sẽ, anh ngồi giã giò còn bố thì bó. Xong rồi, bố lại gói bánh chưng. Năm nào bố cũng gói một nồi thật to và đầy, vì bố gói cả cho nhà cậu, nhà dì. Mấy chị em tôi lại ngồi cạnh xem bố gói bánh. Nhưng cái chính là ngồi chờ bố gói cho mỗi đứa một cái bánh "cóc". Thường thì mọi nhà hay gói bánh ban ngày, luộc ban đêm. Mấy chị em lại thức trắng đêm để chờ đợi bánh "cóc" chín để còn lấy phần.

Mùa tết, ngoài quê tôi rất lạnh. Lạnh tới mức không thể động tay vào nước. Vì vậy, nhiều lúc chờ bánh chưng chín, chúng tôi phải lấy nồi nước đặt trên nùn rơm, chờ cho nóng lên rồi mới dám tắm.

Khi mấy bố con tôi ở nhà lo bánh trái thì mẹ lại đi mua sắm những thứ cần thiết cho gia đình như nước mắm, mì chính, hương nhang, tiền vàng, trầu cau, ngũ quả. Bố bảo, cả năm vất vả, thiếu thốn rồi. Bố bó một cái giò thủ thật to, một cái giò nạc, một cái giò lòng. Bố cũng không quên nấu món thịt đông quen thuộc. Bố bảo: “Thịt đông phải có dưa hành mới chuẩn vị ngày tết.” Vì vậy, năm nào mẹ cũng làm một liễn dưa hành đỏ au, trông thật thích mắt. Mùi vị món này chua chua, mặn mặn kích thích vị giác, làm cho ngày tết thêm đậm đà.

picture2-9434.jpg
Tết đoàn viên

Cứ đến trưa 30 tết là nhà cúng tất niên. Bố hay dặn dò: Năm mới, không được thiếu thốn gì trong nhà, nhất là những thứ cần thiết như gạo, mắm, muối, dầu lửa, mì chính. Và khi đã cúng tất niên thì không được mượn ai thứ gì.

Chuyện ấy đã rất lâu rồi...

Nhưng trong tôi vẫn cảm thấy như mọi điều còn đang trước mắt. Cảm giác như đang được ăn bát cháo cám thơm ngon do chính tay bố nấu. Ăn bát su hào xào sốt cùng khoai tây, mẹ còn nêm thêm vài cọng thì là béo ngậy, dẫu không có thịt bò như bây giờ nhưng lại rất ngon, chúng tôi đứa nào đứa nấy bụng tròn căng vì no mà vẫn thèm, muốn ăn thêm.

Ôi! Nhớ lắm quê hương tôi, gia đình tôi, thân bằng quyến thuộc và bà con chòm xóm. Nhớ cả cành đào tươi thắm được bố trồng trước sân nhà. Nhớ những cái tết xưa ấm áp...

VŨ THỊ PHƯƠNG

Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

(Theo ký ức của một người cô)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Sự bùng nổ của các cuộc “bóc phốt”, công khai đời tư... khiến mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một “chiến trường” - khi ai cũng tự cho mình có quyền và có thể dễ dàng lên tiếng chỉ trích người khác. Điều này phản ánh một lỗ hổng văn hóa mạng nghiêm trọng.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5. Ảnh: MINH DIỄM

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng.

Cuốn sách do tập thể tác giả công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II biên soạn

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Góc nhìn từ lịch sử

Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau một thời gian dài kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Dịp này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục tái bản cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" và "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng".

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Ngày 3-4 (mùng 6-3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Buổi ra mắt phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"  tổ chức tại Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ xúc động và cả thán phục của đông đảo khán giả, các nghệ sĩ và những người yêu điện ảnh.

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Sự ra đời của ấn phẩm Đi tìm ánh sáng do tổ chức Room to Read Việt Nam kết hợp NXB Văn học ấn hành, nêu lên một thực tế: trong khi thị trường sách thiếu nhi vô cùng sôi động, thì dòng sách cho trẻ nhỏ yếu thế lại gần như bị “bỏ quên”.

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này, giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc.

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Trong bộ phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, nhân vật chú Sáu (NSƯT Cao Minh) đã thốt lên câu nói thấm thía khi đối mặt với quân địch: “Địa đạo là chiến tranh nhân dân, tụi bây không thể nào thắng được”. Dưới lòng đất chật chội và tối tăm, địa đạo trở thành chiến trường khốc liệt nhưng vẫn luôn bừng sáng ngọn lửa kiên trung từ những trái tim yêu nước.

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 1-4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala - Núi Bà (ảnh), có niên đại trên 700 năm tuổi. Phù điêu Kala được phát hiện vào năm 1993 tại hố khai quật di tích Núi Bà (thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).

24 năm một câu chuyện - Nhớ Trịnh Công Sơn

24 năm một câu chuyện - Nhớ Trịnh Công Sơn

24 năm sau ngày cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi (1-4-2001), người yêu âm nhạc của ông vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ. Khi ngoài kia phố phường tấp nập, từ chiều 1-4, tại sân khấu Đường Sách TPHCM, hàng trăm khán giả đã đến, ngồi lại với "Đồng dao hòa bình 2025" để nghe những ca khúc và cùng nhớ thương người nhạc sĩ tài năng.

Thêm diễn viên mới cho Làm giàu với ma 2

Thêm diễn viên mới cho Làm giàu với ma 2

Ngoài những gương mặt quen thuộc đã góp phần làm nên thành công của phần 1, đạo diễn Trung Lùn quyết định bổ sung thêm một số gương mặt mới cho Làm giàu với ma 2.