Tê giác bằng đá ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) thu hút du khách

(SGGPO).- Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa phát hiện một kho báu gồm nhiều cổ vật từ nhiều triều đại như nhà Hán, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh….trong khi khai quật hiện trường để xây dựng nhà hát Đại Tứ Xuyên ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Trong số các cổ vật được phát hiện như đồ gốm, tiền đồng kim loại, tháp pháo…, có một con tê giác bằng đá khổng lồ (ảnh) đang trở thành tâm điểm thu hút du khách.

(SGGPO).- Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa phát hiện một kho báu gồm nhiều cổ vật từ nhiều triều đại như nhà Hán, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh….trong khi khai quật hiện trường để xây dựng nhà hát Đại Tứ Xuyên ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Trong số các cổ vật được phát hiện như đồ gốm, tiền đồng kim loại, tháp pháo…, có một con tê giác bằng đá khổng lồ (ảnh) đang trở thành tâm điểm thu hút du khách.

Con tê giác khổng lồ được tạo thành từ một tảng đá sa thạch đỏ, dài 3,3m, rộng 1,2m, cao 1,7 m và nặng 8,5 tấn.  Đầu tê giác có hình nón, cơ thể tròn và tay chân lùn mập. Tai, mắt của nó, hàm dưới và mũi vẫn còn nhìn thấy được. Cấu trúc cơ thể được chế theo những mô hình đám mây.

Theo lối chạm khắc, các nhà khảo cổ học cho rằng con tê giác này có thể đã được thực hiện trong giai đoạn giữa nước Tần (thế kỷ 9 BC-221BC) và triều đại nhà Hán.

H.C.

Tin cùng chuyên mục