Trong một bài báo công bố trên tờ Journal of Parkinson’s Disease, nhóm các nhà nghiên cứu gồm các nhà thần kinh học Ray Dorsey, Ruth Schneider, và Karl Kieburtz của Trung tâm Y tế Đại học Rochester (URMC) của Mỹ đã đưa ra giả thuyết rằng, TCE có thể là một nguyên nhân vô hình của bệnh Parkinson.
Họ mô tả chi tiết bằng chứng liên kết chất độc với bệnh Parkinson sau khi lập hồ sơ 7 cá nhân, trong đó có một cựu cầu thủ bóng rổ NBA, đại úy hải quân cho đến cố Thượng nghị sĩ Mỹ, những người đã phát triển bệnh Parkinson sau khi làm việc với hóa chất, hoặc tiếp xúc với nó trong môi trường.
Phát hiện này nhấn mạnh vai trò của TCE đối với bệnh Parkinson phần lớn đã bị bỏ qua TCE, dù TCE vốn đã có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư và sẩy thai, không được sử dụng rộng rãi như trước đây. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, ngay cả ở những khu vực cấm hóa chất, con người vẫn tiếp xúc với nó do nước và đất tiếp tục bị ô nhiễm.
Các nhà nghiên cứu muốn có một cuộc điều tra chi tiết và kỹ lưỡng hơn về mối liên hệ giữa TCE và bệnh Parkinson. Số người mắc bệnh Parkinson đã tăng hơn gấp đôi trong 30 năm qua và theo nhóm nghiên cứu, nếu không có sự thay đổi, con số này sẽ lại tăng gấp đôi vào năm 2040.