Đối với các cơ quan cấp tỉnh có có 18/19 đơn vị đạt loại tốt, đứng đầu là Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đạt 340/340 điểm, đơn vị bị xếp loại trung bình là Sở Y với 261/390 điểm. Ở cấp huyện có 8/9 đơn vị đạt loại tốt, dẫn đầu là thị xã Trảng Bàng, thị xã Hoà Thành, huyện Gò Dầu và đơn vị đạt loại khá là huyện Tân Biên; còn ở cấp xã có 15 đơn vị đạt loại tốt, 42 đơn vị loại khá, 18 đơn vị đạt trung bình và 19 đơn vị loại kém.
UBND tỉnh Tây Ninh giao Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh công khai toàn bộ nội dung lên Cổng thông tin điện tử, Cổng hành chính công của tỉnh và giao Sở TT- TT công bố đánh giá, xếp hạng tại cuộc họp gần nhất của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, công khai kết quả nói trên lên Cổng, Trang thông tin về Chuyển đổi số của tỉnh.
Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn năm 2024, xác định một số chỉ tiêu cơ bản về hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số. Trong đó, Tây Ninh tiếp tục rà soát, đảm bảo 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo cao hơn mức trung bình cả nước (dự kiến trên 60%).
Đáng chú ý, địa phương phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, khai thác có hiệu quả, đầy đủ cơ sở dữ liệu đã có để xử lý, không yêu cầu cung cấp thêm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các bộ, ngành Trung ương chia sẻ cho địa phương.
Đồng thời, Tây Ninh cũng đặt mục tiêu 100% hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải được thực hiện toàn trình và 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.