Tạp chí Văn Hiến từng bước khẳng định

Trung tâm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc, đến năm 2003 thì đổi thành Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy VHDT (TTNC BT và PH VHDT) đã ra đời đúng vào thời điểm Việt Nam đang phát triển và hội nhập.
Tạp chí Văn Hiến từng bước khẳng định

Trung tâm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc, đến năm 2003 thì đổi thành Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy VHDT (TTNC BT và PH VHDT) đã ra đời đúng vào thời điểm Việt Nam đang phát triển và hội nhập.

Tạp chí Văn Hiến từng bước khẳng định ảnh 1

Tạp chí Văn Hiến Việt Nam.

5 năm qua, 5 năm làm công việc của văn hóa dân tộc ngàn năm TTNC BT và PHVHDT đã làm được nhiều việc đáng ghi nhận từ những cuộc hội nghị, hội thảo, khoa học, những đề án hoạt động lớn, tổ chức giải thưởng Đào Tấn... Trong đó, Tạp chí “Văn Hiến” đã và đang là tạp chí tạo được ấn tượng đối với bạn đọc trong và ngoài nước.

Tạp chí Văn Hiến Việt Nam – Diễn đàn của Trung tâm ngày càng được khẳng định vị trí và bản sắc riêng. Chất lượng nội dung và hình thức ngày càng được nâng cao, được bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh.

Hơn 50 số tạp chí đã xuất bản có nội dung phong phú, đa dạng, sâu sắc và hình thức ngày càng đẹp, được phát hành rộng rãi trong cả nước và trong cộng đồng người Việt ở một số nước như Pháp, Đức, Mỹ được bà con kiều bào rất hoan nghênh.

Tạp chí Văn Hiến Việt Nam đã tự khẳng định là một tờ báo cần thiết cho sự nghiệp nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Tạp chí được đánh giá là đã kiên trì phấn đấu giữ vững tôn chỉ, mục đích, không bị thương mại hóa trong điều kiện phải tự cân đối thu chi, không được sự tài trợ của Nhà nước. Tạp chí ngày càng thu hút được sự tham gia cộng tác nhiệt tình của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện tạp chí đã có cơ quan đại diện ở TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Quảng Ngãi, TP Vinh, ở Paris (Pháp) ở Vassava (Ba Lan).

Với những thành tích, đóng góp đó, TTNCBT và PHVHDT và Tạp chí Văn Hiến Việt Nam đã được nhiều thư khen của các đồng chí lãnh đạo Đảng, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và được Bộ Văn hóa – Thông tin, Liên hiệp các Hội KHVN tặng Bằng khen.

Làm được một khối lượng lớn công việc như vậy trong 5 năm, với điều kiện không kinh phí, không lương, không phương tiện của Nhà nước là nhờ có sự quan tâm của Ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ, sự hỗ trợ của liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam, của Bộ Văn hóa - Thông tin các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hà Tây, TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Nghệ An… đặc biệt là các doanh nghiệp Thành Nghĩa với TGĐ Võ Thành Tân và ATi với TS TGĐ Đinh Đức Hữu, Khách sạn Sài Gòn với nhà văn Giám đốc Lê Thành Chơn, Công ty Giấy Bãi Bằng với GĐ Anh hùng Trần Ngọc Quế, cũng như sự hợp tác tích cực của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Viện Âm nhạc Việt Nam, Trung tâm Truyền thông báo chí quốc tế, các nhà hát tuồng Đào Tấn, tuồng TƯ, Xiếc TƯ, múa rối TƯ (Bộ VHTT) Báo SGGP, Báo Điện ảnh kịch trường, Báo Sức khỏe và Đời sống v.v…

Nghiên cứu bảo tồn và phát huy VHDT là một vấn đề lớn, là nhiệm vụ của toàn ngành văn hóa Việt Nam, chúng tôi chỉ là đội quân tình nguyện dù đã làm hết mình cũng không thể làm được nhiều hơn nữa nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước. 

GS HOÀNG CHƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục