Phóng viên: Ông có quan điểm thế nào về việc Quốc hội cần thiết có cơ chế, chính sách cho TPHCM phát triển?
ĐB LƯU BÌNH NHƯỠNG: Thứ nhất, việc phát triển TPHCM đã có Nghị quyết của Đảng và đã có kết luận của Bộ Chính trị, vì vậy việc triển khai, thể chế hóa chủ trương này là cần thiết. Thứ hai, TPHCM đang đứng trước một cơ hội, ngưỡng cửa phát triển. Thứ ba, TPHCM có tiềm năng để phát triển, nên nếu chúng ta không kịp thời chớp lấy thời cơ vàng này thì TPHCM sẽ không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình với yêu cầu phát triển đất nước.
TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Có thể nói, Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng phải là 3 trụ cầu để gánh 3 nhịp cầu của nền kinh tế đất nước. Nên việc thể chế hóa chủ trương để phát triển TPHCM là điều không có gì phải bàn, tạo cơ chế đặc thù cho TPHCM chính là tạo ra gà đẻ trứng vàng, đó là điều hoàn toàn đúng. Như chúng ta đã từng phân tích, TPHCM là địa phương đóng góp ngân sách Nhà nước lớn nhất cả nước. Năm 2016, TPHCM đóng góp 306.000 tỷ đồng, chiếm 27,8% cả nước (dân số chiếm 9,1%, GDP 21,6%). Tính trên 1km2, bình quân cả nước thu được là 3,3 tỷ đồng, TPHCM thu 146 tỷ đồng (gấp 44 lần cả nước).
Tôi đồng ý và tán thành cơ chế, nhưng cho rằng TPHCM phải tái cấu trúc lại. Không chỉ là về quy hoạch mà kể cả các ngành nghề, các loại dịch vụ, để có thể trở lại thời kỳ của hòn ngọc Viễn Đông. Bây giờ hòn ngọc đó đang bị đất cát, bụi bặm bám vào thì chúng ta phải cho nó sáng rực lên. Vì vậy, rất cần sự chung tay của cả nước khi ban hành cơ chế cho TPHCM. Mặt khác, xây dựng TPHCM là TP văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình thì cả nước cũng phải chung tay xây dựng TPHCM, để cả nước có một địa điểm tin cậy cho kinh tế cả nước, lấy thành quả của TPHCM để giải quyết các nhu cầu khác, đặc biệt là cho những tỉnh thành còn khó khăn, qua các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nói tóm lại. đầu tư trọng điểm cho TPHCM là đầu tư cho một “cơ thể khỏe mạnh” để có sức kéo, sức bật cho cả nước.
Khi cơ chế đi vào thực tiễn, ông cho rằng có điều gì cần phải đột phá?
Tôi cho rằng, chính sách phải đi liền với những chỉ đạo, các chiến lược và thi hành thực tế. Ví dụ, với TPHCM, Quốc hội cũng đã quyết chi ban đầu cho gói 10.000 tỷ đồng để chống ngập, dù chưa đủ. Vấn đề ở đây là xây dựng chống ngập cho TPHCM phải luôn luôn đi kèm với phát triển, chứ không chỉ đơn thuần là chống ngập. Tức là anh không chỉ giải quyết những nhu cầu trước mắt mà phải giải quyết cả những nhu cầu lâu dài và mang tính tổng thể. Chứ không TPHCM sẽ bị chìm xuống khi triều dâng và bao nhiêu đầu tư của chúng ta vào đó sẽ không có giá trị. Nên nếu xác định đầu tư vào TPHCM thì phải giúp TPHCM chống chọi với những thách thức chủ quan, những thách thức không phải do TPHCM tự tạo ra mà do thiên tai.
Mặt khác, phải giải quyết được nhu cầu giao thông đi lại của TPHCM, ví dụ sắp tới phải khẩn trương đưa ODA của Nhật Bản vào cho dự án metro Bến Thành - Suối Tiên để giải quyết ách tắc giao thông. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM đã đưa ra đánh giá riêng về kẹt xe tại TPHCM mỗi năm đã gây thiệt hại về mặt kinh tế ước tính khoảng 6 tỷ USD, chiếm 13,4% GDP của TP, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của TPHCM. Mỗi năm làm mất bao nhiêu % GDP như thế là không thể chấp nhận được rồi. 1% GDP của TPHCM là bằng bao nhiêu tỉnh thành, vì vậy chúng ta phải có chính sách cho TPHCM. Để metro Bến Thành -Suối Tiên như thế là rất lãng phí. Tôi trực tiếp đi thị sát dự án này, vì thế ủng hộ phải giải tỏa cho dự án này sớm.
ĐB LƯU BÌNH NHƯỠNG: Thứ nhất, việc phát triển TPHCM đã có Nghị quyết của Đảng và đã có kết luận của Bộ Chính trị, vì vậy việc triển khai, thể chế hóa chủ trương này là cần thiết. Thứ hai, TPHCM đang đứng trước một cơ hội, ngưỡng cửa phát triển. Thứ ba, TPHCM có tiềm năng để phát triển, nên nếu chúng ta không kịp thời chớp lấy thời cơ vàng này thì TPHCM sẽ không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình với yêu cầu phát triển đất nước.
TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Có thể nói, Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng phải là 3 trụ cầu để gánh 3 nhịp cầu của nền kinh tế đất nước. Nên việc thể chế hóa chủ trương để phát triển TPHCM là điều không có gì phải bàn, tạo cơ chế đặc thù cho TPHCM chính là tạo ra gà đẻ trứng vàng, đó là điều hoàn toàn đúng. Như chúng ta đã từng phân tích, TPHCM là địa phương đóng góp ngân sách Nhà nước lớn nhất cả nước. Năm 2016, TPHCM đóng góp 306.000 tỷ đồng, chiếm 27,8% cả nước (dân số chiếm 9,1%, GDP 21,6%). Tính trên 1km2, bình quân cả nước thu được là 3,3 tỷ đồng, TPHCM thu 146 tỷ đồng (gấp 44 lần cả nước).
Tôi đồng ý và tán thành cơ chế, nhưng cho rằng TPHCM phải tái cấu trúc lại. Không chỉ là về quy hoạch mà kể cả các ngành nghề, các loại dịch vụ, để có thể trở lại thời kỳ của hòn ngọc Viễn Đông. Bây giờ hòn ngọc đó đang bị đất cát, bụi bặm bám vào thì chúng ta phải cho nó sáng rực lên. Vì vậy, rất cần sự chung tay của cả nước khi ban hành cơ chế cho TPHCM. Mặt khác, xây dựng TPHCM là TP văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình thì cả nước cũng phải chung tay xây dựng TPHCM, để cả nước có một địa điểm tin cậy cho kinh tế cả nước, lấy thành quả của TPHCM để giải quyết các nhu cầu khác, đặc biệt là cho những tỉnh thành còn khó khăn, qua các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nói tóm lại. đầu tư trọng điểm cho TPHCM là đầu tư cho một “cơ thể khỏe mạnh” để có sức kéo, sức bật cho cả nước.
Khi cơ chế đi vào thực tiễn, ông cho rằng có điều gì cần phải đột phá?
Tôi cho rằng, chính sách phải đi liền với những chỉ đạo, các chiến lược và thi hành thực tế. Ví dụ, với TPHCM, Quốc hội cũng đã quyết chi ban đầu cho gói 10.000 tỷ đồng để chống ngập, dù chưa đủ. Vấn đề ở đây là xây dựng chống ngập cho TPHCM phải luôn luôn đi kèm với phát triển, chứ không chỉ đơn thuần là chống ngập. Tức là anh không chỉ giải quyết những nhu cầu trước mắt mà phải giải quyết cả những nhu cầu lâu dài và mang tính tổng thể. Chứ không TPHCM sẽ bị chìm xuống khi triều dâng và bao nhiêu đầu tư của chúng ta vào đó sẽ không có giá trị. Nên nếu xác định đầu tư vào TPHCM thì phải giúp TPHCM chống chọi với những thách thức chủ quan, những thách thức không phải do TPHCM tự tạo ra mà do thiên tai.
Mặt khác, phải giải quyết được nhu cầu giao thông đi lại của TPHCM, ví dụ sắp tới phải khẩn trương đưa ODA của Nhật Bản vào cho dự án metro Bến Thành - Suối Tiên để giải quyết ách tắc giao thông. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM đã đưa ra đánh giá riêng về kẹt xe tại TPHCM mỗi năm đã gây thiệt hại về mặt kinh tế ước tính khoảng 6 tỷ USD, chiếm 13,4% GDP của TP, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của TPHCM. Mỗi năm làm mất bao nhiêu % GDP như thế là không thể chấp nhận được rồi. 1% GDP của TPHCM là bằng bao nhiêu tỉnh thành, vì vậy chúng ta phải có chính sách cho TPHCM. Để metro Bến Thành -Suối Tiên như thế là rất lãng phí. Tôi trực tiếp đi thị sát dự án này, vì thế ủng hộ phải giải tỏa cho dự án này sớm.
ĐB Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội:
Cứ đi dàn đều thì không có mũi nhọn nào mạnh hết
TPHCM muốn phát triển như những mong ước của mình nhưng đang bị kẹt nguồn lực, không đủ vốn để thực thi các nhiệm vụ phát triển TP cũng như thúc đẩy sự phát triển chung. Tôi ủng hộ phải có cơ chế cho TPHCM, cơ chế phải bảo đảm giúp cho TPHCM chủ động nhưng cũng phải bảo đảm được kỷ cương tài chính, những gì để lại cho TP phải rõ ràng minh bạch ra để tạo sự ủng hộ chung của cả nước.
Sức phát triển của TPHCM sẽ còn lớn hơn nữa nếu được đầu tư đúng tầm, chúng ta đều phải thấy rõ điều đó. Đây là đầu tàu để kéo chuyển cả vùng, thậm chí nâng sức bật quốc gia, vì thế chúng ta cần mạnh dạn đầu tư cho TPHCM để đáp ứng các yêu cầu chính trị đó. TPHCM cần rất nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển. Cơ chế ở đây phải nhìn nhận là không có gì đặc quyền đặc lợi mà nhằm tạo điều kiện cho đầu tàu phát triển. Hướng đầu tư sắp tới của chúng ta tới đây cũng phải chuyển, đó là ưu tiên tập trung đầu tư cho các vùng, các tỉnh có khả năng phát triển bền vững ổn định mà lại có sức lan tỏa cho cả vùng và quốc gia. Không chỉ riêng cơ chế cho TPHCM phát triển đâu, phải thay đổi chiến lược đầu tư theo hướng đó để đất nước chuyển hóa, mạnh lên. Chứ nếu chúng ta cứ đi dàn đều như thời gian thì không có mũi nhọn nào mạnh hết, làm sao có được sự bứt phá.