Mục tiêu xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn TPHCM hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống…
Hoạt động thương mại được khuyến khích phát triển phù hợp với tính chất, quy mô các điểm du lịch; hệ thống hạ tầng thương mại tạo thành địa điểm tham quan, mua sắm hấp dẫn cho du khách và du khách trở thành khách hàng quan trọng, là giải pháp “xuất khẩu tại chỗ” của thương mại.
Văn bản cũng nêu rõ, đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho các sở, ban ngành, UBND TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý và phát triển chợ trên địa bàn; tạo chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả quan trọng trong công tác quản lý và phát triển chợ…
Rà soát, nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển chợ đêm, chợ cộng đồng, chợ có giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc trên địa bàn theo quy định. Đồng thời, quy định trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc xóa bỏ điểm kinh doanh tự phát.
Đối với nội dung tham mưu UBND TPHCM ban hành Kế hoạch phát triển chợ trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2025 - 2030, đơn vị chủ trì là Sở Công Thương (phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị…) thực hiện trong năm 2024.
Với quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo Phụ lục II tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, thời gian thực hiện quý 1-2025; do Sở Công thương chủ trì…
Việc rà soát, thống kê tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn TPHCM được thực hiện đến quý 2-2025, cũng do Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn UBND TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện rà soát, thống kê…