- Đầu tiên hết phải dòm thói quen. Nếu nơi bán đồ ăn hoặc bếp ăn ở những nơi xảy ra chuyện mà không giữ vệ sinh thì trước sau gì cũng dính. Nữa là ảnh hưởng từ thu nhập giảm. Khi túi tiền mỏng, người ta sẽ ưu tiên cho những nguồn thực phẩm rẻ. Mà nếu thế, một số quy trình an toàn sẽ bị bỏ qua. Cái quan trọng nữa là nhiễm độc thực phẩm từ phụ gia, hormon tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác, nuôi trồng… Và nếu kiểm tra giám sát xịch đụi, rủi ro là điều đương nhiên.
- Vậy không lẽ hết cách?
- Đâu có ai bít đường trong sự ngăn ngừa. Bảo vệ sức khỏe trước hết từ ý thức tiêu dùng. Bệnh theo miệng vào, họa theo miệng ra, cứ thực hành tử tế với chính mình là thành thói quen lành mạnh. Còn với cơ sở kinh doanh mua nguyên liệu hoặc chế biến không đạt chuẩn vệ sinh, khi phát hiện cứ phạt nặng là tởn. Ai làm bậy ghê hơn thì có luật hình sự xử lý.
- Chặn được thực phẩm bẩn từ nơi xuất phát là điều ai cũng mong làm rốt rẻng. Và chỉ khi thông qua các chuỗi cung ứng an toàn, tăng mạnh nguồn cung sạch mới bảo vệ được người tiêu dùng từ gốc.