Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dự và phát biểu; các bộ trưởng, trưởng đoàn từ các nền kinh tế thành viên APEC cùng tham dự.
Trước tình hình thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu diễn ra vô cùng nghiêm trọng trên toàn cầu, việc đảm bảo an ninh lương thực cho người dân là một trong những thách thức mà hầu hết các nền kinh tế thành viên phải giải quyết.
ĐBSCL, nơi diễn ra Tuần lễ an ninh lương thực APEC, cũng chính là nơi mà mối liên hệ giữa an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững và biến đổi khí hậu được thể hiện một cách cực kỳ rõ nét. Đây là nơi cung cấp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu tới hơn 150 quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐBSCL đang phải chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu. Việc làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với không chỉ Việt Nam mà còn cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bao trùm, quan tâm đến phúc lợi của mọi người dân.
Phát biểu khai mạc phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh APEC đang tích cực việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể để triển khai “Chương trình hợp tác nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu” và “Khuôn khổ chiến lược về phát triển nông thôn - thành thị và an ninh lương thực”. Đây là việc làm cấp thiết, khẳng định APEC là một diễn đàn hành động, gắn kết với lợi ích thiết thực của người dân. Theo Phó Thủ tướng, APEC bao gồm các nền kinh tế có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực và công nghệ đang tạo ra các rào cản cho sự phát triển chung, đòi hỏi các nền kinh tế thành viên cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm các giải pháp tối ưu hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. “Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác trong khuôn khổ APEC và cam kết sẵn sàng phối hợp với các nền kinh tế thành viên và các đối tác phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
° Trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 (SOM 3) và các hội nghị liên quan diễn ra tại TPHCM, ngày 25-8, Ủy ban Kinh tế APEC (EC) tổ chức họp phiên toàn thể lần thứ 2 và phiên họp thứ 5 của Nhóm bạn của Chủ tịch (FotC) về vấn đề xây dựng thể chế chính sách thúc đẩy sự phát triển cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Tại phiên toàn thể lần thứ 2, EC xem xét dự thảo Báo cáo chính sách kinh tế APEC về phát triển nguồn nhân lực và tái cấu trúc; trao đổi kết quả công tác của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Nhóm công tác luật và chính sách cạnh tranh (CPLG) về đánh giá cạnh tranh; bàn thảo về công tác chuẩn bị cho cuộc họp chính thức cấp cao về tái cơ cấu (HLSROM)...
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đi sâu vào các nội dung đã trao đổi trước đó tại phiên họp thứ 5 của FotC, như các vai trò của luật gia với chính sách cạnh tranh; quản lý và luật doanh nghiệp; cải cách quy định về hành chính kinh doanh...
Việt Nam tham gia tham luận với nội dung về vấn đề quản lý và luật doanh nghiệp, công tác xây dựng chương trình hợp tác luật và hành chính công, thông qua việc thảo luận và trao đổi thông tin giữa các nền kinh tế thành viên của APEC.
ĐBSCL, nơi diễn ra Tuần lễ an ninh lương thực APEC, cũng chính là nơi mà mối liên hệ giữa an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững và biến đổi khí hậu được thể hiện một cách cực kỳ rõ nét. Đây là nơi cung cấp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu tới hơn 150 quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐBSCL đang phải chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu. Việc làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với không chỉ Việt Nam mà còn cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bao trùm, quan tâm đến phúc lợi của mọi người dân.
Phát biểu khai mạc phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh APEC đang tích cực việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể để triển khai “Chương trình hợp tác nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu” và “Khuôn khổ chiến lược về phát triển nông thôn - thành thị và an ninh lương thực”. Đây là việc làm cấp thiết, khẳng định APEC là một diễn đàn hành động, gắn kết với lợi ích thiết thực của người dân. Theo Phó Thủ tướng, APEC bao gồm các nền kinh tế có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực và công nghệ đang tạo ra các rào cản cho sự phát triển chung, đòi hỏi các nền kinh tế thành viên cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm các giải pháp tối ưu hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. “Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác trong khuôn khổ APEC và cam kết sẵn sàng phối hợp với các nền kinh tế thành viên và các đối tác phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
Đại biểu các nền kinh tế thành viên APEC tham quan hoạt động chế biến gạo tại ĐBSCL
Ảnh: HÀM LUÔNG
Ảnh: HÀM LUÔNG
Chiều cùng ngày, đối thoại an ninh lương thực đã kết thúc và thông qua 3 văn kiện quan trọng, đó là: Chương trình hành động nhiều năm về an ninh lương thực và biến đối khí hậu; Kế hoạch hành động thực hiện khung phát triển nông thôn - đô thị để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng; Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường an ninh và phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo Ban thư ký APEC, các kết quả hoạt động trong Tuần lễ an ninh lương thực đã góp phần quan trọng, cụ thể hóa một trong 4 ưu tiên của năm APEC 2017, đồng thời thể hiện cam kết của các thành viên APEC đóng góp vào việc triển khai các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc đến năm 2030.
An ninh lương thực sẽ tiếp tục là một vấn đề hệ trọng đối với cộng đồng quốc tế nói chung và khu vực APEC nói riêng, cũng như vai trò quan trọng của nền kinh tế APEC trong chuỗi giá trị hiện nay về an ninh lương thực toàn cầu. An ninh lương thực, đói nghèo, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững có liên quan chặt chẽ và cần được giải quyết cùng nhau; mối quan hệ an ninh lương thực - biến đổi khí hậu cần được giải quyết thông qua kế hoạch hành động thực hiện chương trình khung nhiều năm của APEC về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, bao gồm: quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; phát triển nông thôn - đô thị bền vững; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong nông nghiệp và thị trường lương thực ở khu vực; quản lý thất thoát và lãng phí lương thực…
Trích nội dung “Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường an ninh và
phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu”
Trích nội dung “Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường an ninh và
phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu”
Tại phiên toàn thể lần thứ 2, EC xem xét dự thảo Báo cáo chính sách kinh tế APEC về phát triển nguồn nhân lực và tái cấu trúc; trao đổi kết quả công tác của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Nhóm công tác luật và chính sách cạnh tranh (CPLG) về đánh giá cạnh tranh; bàn thảo về công tác chuẩn bị cho cuộc họp chính thức cấp cao về tái cơ cấu (HLSROM)...
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đi sâu vào các nội dung đã trao đổi trước đó tại phiên họp thứ 5 của FotC, như các vai trò của luật gia với chính sách cạnh tranh; quản lý và luật doanh nghiệp; cải cách quy định về hành chính kinh doanh...
Việt Nam tham gia tham luận với nội dung về vấn đề quản lý và luật doanh nghiệp, công tác xây dựng chương trình hợp tác luật và hành chính công, thông qua việc thảo luận và trao đổi thông tin giữa các nền kinh tế thành viên của APEC.