Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp kiều bào và trong nước

Ngày 6-10, kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10), Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) tổ chức Hội nghị kết nối doanh nhân kiều bào với doanh nghiệp TPHCM. 
Đại diện Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: TTXVN
Đại diện Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: TTXVN

Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu gồm đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân là hội viên của BAOOV, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA), Hội nữ Doanh nhân TPHCM (HAWEE) và các sở, ban, ngành trên địa bàn.

Thảo luận tại hội nghị, hầu hết ý kiến của các doanh nhân tập trung đóng góp thiết thực về các giải pháp kết nối trong thời đại công nghiệp 4.0, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả 7 chương trình đột phá của TP; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế; đồng thời hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kiều bào nói riêng tăng cường liên kết, hợp tác thức đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Một số doanh nhân BAOOV cũng nhìn nhận, dù công nghệ thông tin đã và đang bao phủ toàn thế giới, nhưng giới giao thương của doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế. Điều này làm cho nhiều hàng hóa của Việt Nam thường bị ép giá khi ra thị trường thế giới và đối tượng hưởng lợi là nhóm trung gian, không cần tốn quá nhiều công sức lẫn vốn liếng.

Để khắc phục những hạn chế này, các doanh nhân cần tăng cường liên kết với các hiệp hội ngành hàng, những đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu chuyên nghiệp để có thể công bố, quảng bá thông tin về doanh nghiệp cho bạn hàng, đối tác nắm rõ, từ đó kết nối trực tiếp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn khi đàm phán về sản phẩm, đơn hàng.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chính thức giữa BAOOV với HUBA và HAWEE. Việc ký kết này là bước khởi đầu nhằm hiện thực hóa các giải pháp kết nối, hướng đến đẩy mạnh liên kết, đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua các doanh nghiệp của kiều bào chuyên về xuất khẩu nói riêng và doanh nghiệp TP nói chung. 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Sáng 3-4, VN-Index giảm gần 80 điểm

Sáng 3-4, VN-Index giảm gần 80 điểm

Cùng với xu hướng bán tháo cổ phiếu của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch sáng nay 3-4 cũng chao đảo.

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Bến cá Nghi Thủy thuộc phường Nghi Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá sầm uất nhất khu vực Bắc miền Trung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là bến mà còn kết hợp chợ, “trên bến dưới thuyền”; là đầu mối cung cấp hải sản cho TP Vinh và các địa phương. Mỗi sáng, bến - chợ này có hàng trăm người, tàu thuyền tấp nập bán mua…

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 4: Để lại là những… quả đấm thép

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 4: Để lại là những… quả đấm thép

Cuối tháng 2-2025, tại trụ sở Bộ Tài chính đã diễn ra lễ ký kết chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với 18 tập đoàn, tổng công ty từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Tài chính. Động thái này được kỳ vọng tạo ra bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý và phát triển của 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng và hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung.

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương; sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, thiếu tính đặc trưng; không có sự liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, đầu ra hàng hóa không ổn định… Đó là 3 trong số rất nhiều tồn tại, hạn chế chưa thể khắc phục trong quá trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua. Qua đó, cho thấy tại nhiều địa phương, chương trình chưa mang lại hiệu quả, mục tiêu như Chính phủ đề ra, thậm chí đang bị thụt lùi.

Bước chạy đà tích cực

Bước chạy đà tích cực

TPHCM đã có bước chạy đà khá tốt trong quý 1-2025 với mức tăng trưởng 7,51%, cao nhất từ năm 2020 đến nay và là địa phương có sự khởi đầu tốt hơn so với các thành phố lớn trong cả nước và vùng Đông Nam bộ. Nguồn lực tích lũy của năm 2024, nhất là các tháng cuối năm là một lợi thế.

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng chiều 2-4 tiếp tục giảm từ đỉnh

Giá vàng trong nước chiều 2-4 tiếp tục biến động theo chiều giảm. Trong đó, một doanh nghiệp tại TPHCM niêm yết giá vàng miếng SJC giảm mạnh về gần 100 triệu đồng/lượng.