Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch mùa đông xuân

UBND TPHCM vừa có văn bản gửi các sở - ngành, quận - huyện về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân.

Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu Sở Y tế TP tham mưu UBND TP kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp TP. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) và Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, đặc biệt là bệnh Covid-19, MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6).

Chú trọng triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại, các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp (bạch hầu, sởi, rubella) và các bệnh lưu hành (tay chân miệng, sốt xuất huyết...), xử lý triệt để các ổ dịch, khoanh vùng, không để bùng phát lan rộng.

Bên cạnh đó, chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy quy mô lớn; duy trì hoạt động diệt bọ gậy, phun hóa chất ở khu vực nguy cơ cao.

Tăng cường triển khai hoạt động tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng dịch vụ, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô cấp xã; thực hiện tiêm chủng an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19, xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch tiêm chủng thường xuyên và tiêm bổ sung đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, phân loại sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ CKI Lê Thị Thúy Uyên, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tư vấn cho một bệnh nhân suy giảm trí nhớ. Ảnh: KIM HUYỀN

Hội chứng “não cá vàng” ở người trẻ

Ra ngoài nhưng không nhớ đã khóa cửa phòng hay chưa, bỗng dưng quên mình cần làm gì, nói gì... những câu chuyện tưởng chừng vui đùa này lại đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Hội chứng “não cá vàng” (suy giảm trí nhớ) không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Tiêm vaccine sởi đầy đủ cho trẻ em nhằm phòng ngừa dịch sởi

Cả nước chỉ còn 1 địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi

Chiều 4-4, Bộ Y tế có thông cáo báo chí về kết quả triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh, thành phố gồm; TPHCM, Hà Nội, Cà Mau, Kon Tum, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu không nằm trong chiến dịch do đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng từ năm 2024 và đợt 1 năm 2025).

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho 50 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. 

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.