Trong khi đó, người dân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) rất thờ ơ với y tế cơ sở và thường xuyên vượt tuyến khám chữa bệnh. Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở” diễn ra ngày 6-7.
Người dân thờ ơ
Trạm y tế xã Minh Châu (thuộc vùng sâu của huyện Ba Vì, Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang. Trạm có 7 cán bộ y tế, trong đó có 2 bác sĩ. Tuy nhiên, số bệnh nhân là người địa phương tới đây khám chữa bệnh chỉ từ 8 - 10 người/ngày. Bên cạnh công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân địa phương và người có thẻ BHYT, trạm còn thực hiện việc tiêm chủng, quản lý bệnh không lây nhiễm, dân số, y tế dự phòng, dinh dưỡng…, nhưng hoạt động còn hạn chế. Đơn cử như hoạt động chăm sóc quản lý thai sản, sinh đẻ, cả năm 2017 chỉ có 25 ca sinh con tại trạm.
Tại Trạm y tế xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) có 5 y bác sĩ, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho hơn 7.000 người dân địa phương, trong đó trên 85% người dân có thẻ BHYT. Bác sĩ Bùi Thị Thu, Trưởng trạm y tế xã Quỳnh Trang, cho biết trạm đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế cơ bản. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% số người có BHYT trong xã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm, số người tới điều trị trên thực tế còn ít hơn.
Theo Bộ Y tế, trong tổng số 11.100 trạm y tế xã/phường có tới 9.821 trạm thực hiện khám chữa bệnh BHYT cho người dân (chiếm 88%). Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), trong 3 năm trở lại đây, số người có BHYT tới khám chữa bệnh tại trạm y tế xã/phường giảm nhanh. Nếu như năm 2014, số lượt khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã chiếm 28,3% thì tới năm 2015 giảm còn 26%, năm 2016 tiếp tục giảm còn 21,9%, năm 2017 giảm còn 19,9% và trong 6 tháng đầu năm nay chỉ còn 18,5%.
Thừa lượng, thiếu chất
Đại diện Vụ BHYT cho biết, gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ BHYT chi trả cho trạm y tế xã bao gồm 78 dịch vụ kỹ thuật và 241 thuốc. Đây là mức tối thiểu phải cung cấp, nhưng nhiều trạm y tế vẫn không đáp ứng được (như siêu âm, điện tim) vì thiếu thiết bị và nhân lực. Cùng với đó, quy định giao quỹ khám chữa bệnh BHYT rất thấp, không quá 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú, dẫn tới một số loại bệnh trạm y tế xã tuy có khả năng điều trị, cấp thuốc, nhưng vẫn phải chuyển lên tuyến trên, dẫn đến hạn chế phạm vi và phát triển chuyên môn kỹ thuật của y tế xã. Điều này càng khiến người dân kém mặn mà với khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, bày tỏ lo lắng về chất lượng nhân lực của tuyến y tế cơ sở: “Liệu người dân có thể yên tâm tới khám chữa bệnh tại trạm y tế xã khi chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu nặng về kê đơn, cho thuốc”. Còn ông Lê Văn Phúc, Phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho rằng năng lực trạm y tế xã hiện nay rất khác nhau, có trạm tới 2 bác sĩ nhưng có trạm không có bác sĩ nào. “Đáng nói là tình trạng khám, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều trạm y tế xã còn hạn chế, bất cập. Một số nơi thiết bị cũ, bị hỏng và thiếu các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh ban đầu. Thậm chí, qua kiểm tra phát hiện có bệnh nhân đã tử vong 2 năm nhưng vẫn đều đặn có đơn thuốc”, ông Phúc chỉ rõ.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, với đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế đang tập trung nhiều giải pháp xây dựng và nâng cao năng lực, chất lượng cho y tế cơ sở; hướng đến mục tiêu phát triển y tế cơ sở khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện với chi phí thấp và hiệu quả nhất. Trong đó, mô hình trạm y tế sẽ được đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ.
Về tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở, Bộ Y tế đề nghị phải tăng dần định mức chi trả BHYT, trong đó đề nghị bỏ quy định giao quỹ khám chữa bệnh cho trạm y tế tối đa bằng 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú, nhằm tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT ngay tại tuyến cơ sở.
Người dân thờ ơ
Trạm y tế xã Minh Châu (thuộc vùng sâu của huyện Ba Vì, Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang. Trạm có 7 cán bộ y tế, trong đó có 2 bác sĩ. Tuy nhiên, số bệnh nhân là người địa phương tới đây khám chữa bệnh chỉ từ 8 - 10 người/ngày. Bên cạnh công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân địa phương và người có thẻ BHYT, trạm còn thực hiện việc tiêm chủng, quản lý bệnh không lây nhiễm, dân số, y tế dự phòng, dinh dưỡng…, nhưng hoạt động còn hạn chế. Đơn cử như hoạt động chăm sóc quản lý thai sản, sinh đẻ, cả năm 2017 chỉ có 25 ca sinh con tại trạm.
Tại Trạm y tế xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) có 5 y bác sĩ, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho hơn 7.000 người dân địa phương, trong đó trên 85% người dân có thẻ BHYT. Bác sĩ Bùi Thị Thu, Trưởng trạm y tế xã Quỳnh Trang, cho biết trạm đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế cơ bản. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% số người có BHYT trong xã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm, số người tới điều trị trên thực tế còn ít hơn.
Theo Bộ Y tế, trong tổng số 11.100 trạm y tế xã/phường có tới 9.821 trạm thực hiện khám chữa bệnh BHYT cho người dân (chiếm 88%). Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), trong 3 năm trở lại đây, số người có BHYT tới khám chữa bệnh tại trạm y tế xã/phường giảm nhanh. Nếu như năm 2014, số lượt khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã chiếm 28,3% thì tới năm 2015 giảm còn 26%, năm 2016 tiếp tục giảm còn 21,9%, năm 2017 giảm còn 19,9% và trong 6 tháng đầu năm nay chỉ còn 18,5%.
Thừa lượng, thiếu chất
Đại diện Vụ BHYT cho biết, gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ BHYT chi trả cho trạm y tế xã bao gồm 78 dịch vụ kỹ thuật và 241 thuốc. Đây là mức tối thiểu phải cung cấp, nhưng nhiều trạm y tế vẫn không đáp ứng được (như siêu âm, điện tim) vì thiếu thiết bị và nhân lực. Cùng với đó, quy định giao quỹ khám chữa bệnh BHYT rất thấp, không quá 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú, dẫn tới một số loại bệnh trạm y tế xã tuy có khả năng điều trị, cấp thuốc, nhưng vẫn phải chuyển lên tuyến trên, dẫn đến hạn chế phạm vi và phát triển chuyên môn kỹ thuật của y tế xã. Điều này càng khiến người dân kém mặn mà với khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, bày tỏ lo lắng về chất lượng nhân lực của tuyến y tế cơ sở: “Liệu người dân có thể yên tâm tới khám chữa bệnh tại trạm y tế xã khi chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu nặng về kê đơn, cho thuốc”. Còn ông Lê Văn Phúc, Phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho rằng năng lực trạm y tế xã hiện nay rất khác nhau, có trạm tới 2 bác sĩ nhưng có trạm không có bác sĩ nào. “Đáng nói là tình trạng khám, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều trạm y tế xã còn hạn chế, bất cập. Một số nơi thiết bị cũ, bị hỏng và thiếu các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh ban đầu. Thậm chí, qua kiểm tra phát hiện có bệnh nhân đã tử vong 2 năm nhưng vẫn đều đặn có đơn thuốc”, ông Phúc chỉ rõ.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, với đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế đang tập trung nhiều giải pháp xây dựng và nâng cao năng lực, chất lượng cho y tế cơ sở; hướng đến mục tiêu phát triển y tế cơ sở khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện với chi phí thấp và hiệu quả nhất. Trong đó, mô hình trạm y tế sẽ được đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ.
Về tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở, Bộ Y tế đề nghị phải tăng dần định mức chi trả BHYT, trong đó đề nghị bỏ quy định giao quỹ khám chữa bệnh cho trạm y tế tối đa bằng 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú, nhằm tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT ngay tại tuyến cơ sở.