Ngành dệt may sẽ có thể tiếp cận nhiều thị trường lớn có tiềm năng, trong đó có những thị trường hiện Việt Nam chưa có FTA. Hiệp định CPTPP quy định thuế suất hầu hết mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 7 năm, Việt Nam có thể nới lỏng đến 10 năm. Thuế suất vào các thị trường xuất khẩu giảm sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh.
Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may còn có thể tận dụng được nguồn cung nguyên liệu, học hỏi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý từ các nước nội khối. Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 10%/năm, ngành dệt may Việt Nam phải tập trung khai thác tốt những thị trường trong khối CPTPP.
Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may còn có thể tận dụng được nguồn cung nguyên liệu, học hỏi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý từ các nước nội khối. Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 10%/năm, ngành dệt may Việt Nam phải tập trung khai thác tốt những thị trường trong khối CPTPP.
Hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp tại nhiều thị trường, cả theo chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Đơn cử, hiện nay nguồn nguyên liệu nhập khẩu của ngành dệt may còn đang bị gò bó, đa số là nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Khi mở rộng, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường trong khối CPTPP, ví dụ nhập khẩu len từ Australia…
Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời, doanh nghiệp phải tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP, thâm nhập các thị trường bằng chính sự nỗ lực của mình. Trước mắt, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu kỹ thị trường hướng đến.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đầu tư thêm máy móc hiện đại, trau dồi thêm tay nghề cho công nhân… nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe đặt ra.