Theo đó, một số chủ tàu không ở địa phương nên phải chờ liên hệ. Trường hợp sau thời gian thông báo họ không tự di chuyển thì lực lượng chức năng sẽ lai dắt tàu đến chỗ khác để có mặt bằng thi công.
Ban đã họp với lực lượng bộ đội biên phòng, Ban Quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang phối hợp di dời, sắp xếp các tàu thuyền đang neo đậu để có mặt bằng thi công từng ô theo đúng phương án được duyệt.
Hiện có khoảng 500-600 tàu cá neo đậu tại âu thuyền. Số lượng tàu neo đậu còn nhiều một phần do chờ hết đợt biển động, một phần do giá dầu đang tăng cao nên ngư dân chưa quay lại ngư trường.
“Dự kiến, chậm nhất đầu tháng 5, việc nạo vét có thể được nối lại”, ông Huy nói.
Ông Huy cho biết thêm, qua mấy ngày thí điểm, khu vực nhấn chìm rất ổn định, bùn lắng trong phạm vi theo phương đứng và không có dòng chảy ngầm nên không lan ra xung quanh.
Trước đó, từ giữa tháng 4-2022, dự án thi công thí điểm với 2 tàu múc và 4 tàu sà lan cỡ lớn. Sau khi được múc từ âu thuyền, lớp bùn thải sẽ được đưa lên sà lan, di chuyển ra khu vực nhận chìm để xả đáy. Chất nạo vét sẽ được nhận chìm tại khu vực biển có tọa độ cách phao số 0 khoảng 12km. Các cửa xả ở dưới đáy sà lan được mở để xả chất nạo vét xuống biển ở độ sâu khoảng 30m...
Quá trình hút bùn phải có hệ thống lưới vây để ngăn chặn bùn phát tán ra khu vực xung quanh. Toàn bộ quá trình phải gắn vào hệ thống định vị để theo dõi. Đơn vị tư vấn khi lựa chọn vị trí nhận chìm phải dùng rất nhiều mô hình để tính toán khả năng lan truyền ra vùng khác nhằm đảm bảo việc nhận chìm không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhất là các khu vực yêu cầu cao về bảo vệ đa dạng sinh học.