Hỏi: Tại sao nói “Nam Kỳ khởi nghĩa” (mà không nói Nam Kỳ kháng chiến) và “Nam Bộ kháng chiến” (mà không nói Nam Bộ khởi nghĩa)?
Nguyễn Hy Vọng (Trường Tăng Bạt Hổ, Bình Định)
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ngày 23-11-1940. Lúc đó, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo nhân dân nổi dậy, dùng bạo lực để lật đổ ách thống trị của thực dân, giành lại độc lập tự do. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ta đã giành được chính quyền. Thực dân Pháp quay trở lại cướp nước ta lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, nhân dân ta cầm súng kháng chiến chống quân xâm lược để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
Như vậy, từ “khởi nghĩa” được dùng khi ta mất chủ quyền độc lập (ví dụ: khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ của Đông Hán, khởi nghĩa Lam Sơn chống sự thống trị của nhà Minh...) và từ “kháng chiến” được dùng khi ta đang nắm chính quyền (ví dụ: ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên...).
Hoàng Anh