Tại sao lại gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh”?

  
Tại sao lại gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh”?

Một số sách báo, phim tài liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gọi đường vận tải Trường Sơn là “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Trong cuốn “Đọc hồi ký của các tướng tá Sài Gòn” xuất bản ở nước ngoài, tác giả Mai Nguyễn dành 4 trang viết về “trận đánh mưu cắt đường mòn Hồ Chí Minh”. Trong “Sổ tay báo cáo viên 2005” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương có hai trang cung cấp tư liệu về “huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh”… 

Tại sao lại gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh”? ảnh 1

Một số sách báo, phim tài liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gọi đường vận tải Trường Sơn là “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Trong cuốn “Đọc hồi ký của các tướng tá Sài Gòn” xuất bản ở nước ngoài, tác giả Mai Nguyễn dành 4 trang viết về “trận đánh mưu cắt đường mòn Hồ Chí Minh”. Trong “Sổ tay báo cáo viên 2005” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương có hai trang cung cấp tư liệu về “huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh”…
 
 Tôi đọc lại một số sách chính thống của Đảng đề cập đến con đường này thì chỉ thấy gọi đây là “đường 559”, “tuyến giao liên 559”, “đường Trường Sơn”, “đường Hồ Chí Minh”. Có chỗ còn gọi là “đại lộ” chứ không phải là “đường mòn” như “Đường Trường Sơn đã thật sự trở thành một đại lộ được chiến sĩ và đồng bào gọi bằng các tên trìu mến: Đại lộ Hồ Chí Minh” hoặc “Trên đường Trường Sơn - đại lộ Hồ Chí Minh thời chống Mỹ - đại quân, đại pháo, đại xa của Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến vào Nam…”.
 
 Tổng Bí thư Lê Duẩn đã ghi ở Sổ vàng truyền thống của Bộ đội Trường Sơn - Hồ Chí Minh: “Đường Hồ Chí Minh là một chiến công chói lọi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Hồ Chí Minh là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Nam - Bắc, thống nhất nước nhà, là con đường của tương lai giàu có của Tổ quốc ta. Đó cũng là con đường đoàn kết của các dân tộc, của ba nước Đông Dương… Vinh quang thay bộ đội Trường Sơn anh hùng đã chiến đấu và chiến thắng trên con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại”.
 
 Nhưng tại sao lại có cách gọi “đường mòn Hồ Chí Minh”? Theo Nguyễn Việt Phương, năm 1961 trong báo cáo gởi Tổng thống Kennedy, tướng Taylor đã gọi tuyến giao liên vận tải của ta là “Ho Chi Minh trail” (Đường mòn Hồ Chí Minh). Năm 1971, ký giả Pháp Van Geirt viết cuốn “La piste Ho Chi Minh” (Đường mòn Hồ Chí Minh) kể lại các cuộc săn lùng của quân Mỹ bằng sức mạnh ghê gớm nhưng không thể ngăn chặn đoàn quân ái quốc và cắt đứt con đường mà ông gọi là “la piste” này. Cũng năm 1971, nhà văn Đào Vũ cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết “Con đường mòn ấy”… Từ đó, mới lan truyền cách gọi “đường mòn Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, các văn bản chính thống của Đảng vẫn viết “đường 559”, “đoàn 559”.
 
  Đến năm 1973, sau Hiệp định Paris, ta mở thêm trục dọc “Đông Trường Sơn”, song song với “Tây Trường Sơn”, chạy đến Lộc Ninh, áp sát hệ thống phòng ngự của quân ngụy. “Tuyến giao lưu 559”, “đường vận tải Trường Sơn” được đổi là “Đường Hồ Chí Minh”. Đây là tên gọi vừa đúng với thực tế lịch sử, vừa toát lên ý nghĩa chiến lược, hiên ngang và kỳ vĩ của con đường mang tên Bác Hồ kính yêu thời chống Mỹ cứu nước. 
 

Phạm Minh Khải
 

Tin cùng chuyên mục