So với cùng kỳ năm trước, tăng 38 vụ và 53 người chết, đây là mức tăng đột biến chưa từng có từ trước đến nay. Đâu là nguyên nhân? Giải pháp căn cơ ngay lúc này để kéo giảm tai nạn xảy ra của các cấp chính quyền và ngành chức năng thành phố là gì?
CSGT TPHCM xử lý một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Do rượu, bia Để hạn chế số vụ TNGT liên quan đến rượu, bia, góp phần kéo giảm TNGT xảy ra trên địa bàn TPHCM, thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) - Công an TP và Ban An toàn giao thông các quận-huyện triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung tuyên truyền, mở các đợt cao điểm xử lý người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức quy định… Thế nhưng, kết quả đến nay không như mong đợi. Trên thực tế, tình trạng người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia (nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức quy định) diễn ra rất phổ biến. Số vụ TNGT và số người chết do tai nạn liên quan đến rượu, bia đang tăng cao ở mức báo động. Ghi nhận trên một số tuyến đường có quán nhậu nhiều như Phạm Văn Đồng (đoạn qua 2 quận Bình Thạnh và Thủ Đức), Phạm Hùng, quốc lộ 50 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), Nguyễn Duy Trinh (quận 2), Nguyễn Tri Phương (quận 10)… tình trạng người tham gia giao thông ngay sau khi uống rượu, bia diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Tối 6-3, sau gần 3 giờ thách đấu “tửu lượng” và “hạ gục” 2 người trong nhóm bạn tại quán Ba Con Dê (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), ông Nguyễn Văn D. (45 tuổi, ngụ xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) rời khỏi bàn nhậu với tình trạng “chân thấp, chân cao”. Tiếp tục chứng tỏ mình “đô mạnh”, ông D. đề xe máy, phóng nhanh ra đường Phạm Hùng. Vừa ra khỏi quán, do quá say, không làm chủ được tay lái và thiếu quan sát, ông D. lái xe tông trực diện, làm một phụ nữ đang lưu thông gãy chân trái. Ông Nguyễn Huy Lân, nhà cạnh quán Ba Con Dê, cho biết vụ tai nạn trên chỉ là một trong số hàng chục vụ va quẹt, TNGT trên đường Phạm Hùng do “ma men” gây ra mà ông chứng kiến. “Không chỉ những người trong độ tuổi thanh niên, nhiều trường hợp là phụ nữ, người lớn tuổi cũng đến quán ăn nhậu đến say mèm, rồi lái xe không quan sát, phóng nhanh gây tai nạn”, ông Lân nói. Chính sự thiếu ý thức, xem thường pháp luật, bất chấp nguy hiểm của một bộ phận lớn người tham gia giao thông uống rượu bia đã khiến TNGT tăng cao. Theo Phòng PC67 - Công an TPHCM, 3 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn TP xảy ra 36 vụ TNGT do người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn làm 32 người chết, tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2017.
3 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn TPHCM, đối tượng gây TNGT chủ yếu là mô tô, gắn máy (192 vụ, chiếm 92%), thời gian xảy ra TNGT tập trung chủ yếu vào khung giờ từ 22 giờ hôm trước đến 2 giờ hôm sau (95 vụ, chiếm 49%).
Mở đợt cao điểm phòng ngừa Trước tình hình TNGT diễn biến phức tạp, sáng 9-3, Công an TPHCM đã phối hợp với Ban An toàn giao thông các quận-huyện mở đợt cao điểm phòng ngừa TNGT. Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng PC67 - Công an TPHCM, cho biết khác với những lần ra quân trước, đợt cao điểm ra quân phòng ngừa TNGT lần này có quy mô lớn, huy động tối đa lực lượng công an, thanh tra giao thông, trật tự đô thị… tham gia để thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp. Trong đó, PC67 tập trung vào 2 nhóm giải pháp trọng tâm là xử lý vi phạm và tuyên truyền. “Chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức quy định, lưu thông ngược chiều, chở quá tải quá khổ, tổ chức đua xe… Đối với giải pháp tuyên truyền, chúng tôi đang phân loại từng đối tượng, người dân có hộ khẩu ở thành phố, người ở địa phương khác, độ tuổi… để áp dụng hình thức tuyên truyền phù hợp”, Trung tá Huỳnh Trung Phong cho hay. Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban An toàn giao thông TPHCM, lưu ý cảnh sát giao thông TP, công an các quận-huyện, đặc biệt là Ban An toàn giao thông các quận huyện, phải phân tích kỹ nguyên nhân các vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng, chết người để có giải pháp điều chỉnh, khắc phục nhanh. “Với những nguyên nhân do bất cập hạ tầng, tài xế thiếu kiến thức pháp luật, cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm… phải xử lý ngay, tuyệt đối không để tiếp diễn. Sau đợt ra quân lần này, nếu quận-huyện, đơn vị phụ trách nào để TNGT diễn biến phức tạp trên địa bàn, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước UBND TP”, ông Nguyễn Ngọc Tường chỉ đạo. Đại diện lãnh đạo Ban An toàn Giao thông TP cũng đề nghị các quận-huyện xem xét đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, không chỉ dừng lại ở việc treo gắn pa-nô, áp phích để nâng cao hiệu quả hơn trong các giải pháp.
* Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban ATGT quận Bình Tân: Sớm hoàn thiện bất cập hạ tầng giao thông
Để kéo giảm TNGT xảy ra, trong năm 2018, Ban An toàn giao thông quận Bình Tân yêu cầu công an quận phối hợp chặt chẽ với các đội CSGT, thanh tra giao thông của thành phố đóng trên địa bàn đẩy mạnh tuần tra, chốt chặn xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm luật giao thông, nhất là trên các tuyến trọng điểm: Kinh Dương Vương, tỉnh lộ 10, quốc lộ 1A, Võ Văn Kiệt, khu vực trước Bến xe miền Tây. Bên cạnh đó, quận đang kiến nghị UBND TP và Sở GTVT TP đầu tư bổ sung biển báo hướng dẫn giao thông theo dạng giá long môn, bảng thông tin giao thông điện tử, đèn tín hiệu, camera quan sát trên các tuyến đường thuộc địa bàn quận. Ban cũng giao trách nhiệm cho UBND các phường, thị trấn trong việc chủ động lập lại trật tự lòng lề đường, không để mất an toàn giao thông.
* Thượng tá Lê Văn Hải, Trưởng Công an huyện Bình Chánh: Kiên quyết xử lý vi phạm
Bên cạnh các nhiệm vụ do thành phố phân công, thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường các đợt xử lý vi phạm người tham gia giao thông theo chuyên đề, trong đó tập trung xử lý các hành vi: điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức quy định, lưu thông ngược chiều, chuyển hướng không quan sát, chở quá tải quá khổ…
* Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng PC67, Công an TPHCM: Tập trung lực lượng ở các điểm nóng tai nạn
Ở các điểm đen TNGT được xác định và 2 khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông (khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái), PC67 sẽ tăng cường lực lượng, trực chốt, tuần tra 24/24 giờ để ổn định giao thông, phát hiện và xử lý sớm các bất cập về giao thông. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hình thức phạt nguội, xử lý qua camera để tăng thêm tính răn đe người vi phạm.
Để kéo giảm TNGT xảy ra, trong năm 2018, Ban An toàn giao thông quận Bình Tân yêu cầu công an quận phối hợp chặt chẽ với các đội CSGT, thanh tra giao thông của thành phố đóng trên địa bàn đẩy mạnh tuần tra, chốt chặn xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm luật giao thông, nhất là trên các tuyến trọng điểm: Kinh Dương Vương, tỉnh lộ 10, quốc lộ 1A, Võ Văn Kiệt, khu vực trước Bến xe miền Tây. Bên cạnh đó, quận đang kiến nghị UBND TP và Sở GTVT TP đầu tư bổ sung biển báo hướng dẫn giao thông theo dạng giá long môn, bảng thông tin giao thông điện tử, đèn tín hiệu, camera quan sát trên các tuyến đường thuộc địa bàn quận. Ban cũng giao trách nhiệm cho UBND các phường, thị trấn trong việc chủ động lập lại trật tự lòng lề đường, không để mất an toàn giao thông.
* Thượng tá Lê Văn Hải, Trưởng Công an huyện Bình Chánh: Kiên quyết xử lý vi phạm
Bên cạnh các nhiệm vụ do thành phố phân công, thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường các đợt xử lý vi phạm người tham gia giao thông theo chuyên đề, trong đó tập trung xử lý các hành vi: điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức quy định, lưu thông ngược chiều, chuyển hướng không quan sát, chở quá tải quá khổ…
* Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng PC67, Công an TPHCM: Tập trung lực lượng ở các điểm nóng tai nạn
Ở các điểm đen TNGT được xác định và 2 khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông (khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái), PC67 sẽ tăng cường lực lượng, trực chốt, tuần tra 24/24 giờ để ổn định giao thông, phát hiện và xử lý sớm các bất cập về giao thông. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hình thức phạt nguội, xử lý qua camera để tăng thêm tính răn đe người vi phạm.