Tái diễn kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo

Hiện nay, chiêu trò kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo lại đang tái diễn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, khai thác triệt để mạng xã hội và Internet.
Một quảng cáo kinh doanh đa cấp trên mạng - “Những doanh nhân muốn kết nối toàn cầu”
Một quảng cáo kinh doanh đa cấp trên mạng - “Những doanh nhân muốn kết nối toàn cầu”

Dùng mạng xã hội để “nổ”

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT-BVNTD, thuộc Bộ Công thương), thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình, dự án kinh doanh theo kiểu đa cấp, mang nhiều cái tên như: “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng”, “kinh doanh thời đại 4.0”… Những mô hình, dự án này được lan truyền rất nhanh trên các trang thông tin điện tử, YouTube, Facebook, Zalo, Viber… với lời quảng cáo có cánh: “sân chơi của các bạn trẻ khởi nghiệp”, “những doanh nhân muốn kết nối toàn cầu”, “chia sẻ cơ hội đầu tư các loại tiền điện tử”…

Điểm chung của các dự án đa cấp này là thường nhắm vào đối tượng trẻ, nhất là sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, mong muốn khởi nghiệp; thường được giới thiệu “quy mô mang tầm quốc tế”, “mang sứ mệnh thời đại 4.0”, “lấy lợi ích cộng đồng làm động lực phát triển” với hoa hồng, thu nhập rất cao. Lời lẽ quảng cáo thường thi nhau “nổ”, “chém gió” về việc chủ đầu tư dự án hiện nay là những người đi tiên phong, làm cách mạng trong thời đại mới... 

Theo Cục CT-BVNTD, tính chất rủi ro và đầy mạo hiểm thể hiện ở chỗ, khoản tiền đầu tư của người tham gia các dự án đa cấp này không hề được ghi nhận trên bất kỳ tài liệu chính thức nào, mà chỉ ghi nhận thông qua tài khoản của người tham gia, hiển thị trên giao diện website ảo, không có đăng ký. Bởi vì hệ thống máy chủ lưu giữ dữ liệu thường được đặt tại nước ngoài; chủ đầu tư không hiện diện tại Việt Nam hoặc có tư cách pháp nhân theo quy định của Việt Nam.

Cục CT-BVNTD cảnh báo: Các dự án này có dấu hiệu hoạt động đầu tư theo mô hình kim tự tháp và là hành vi bị cấm theo quy định hiện hành. Do đó, để tránh rủi ro về vật chất và pháp lý, người dân không nên tham gia đầu tư, phát triển hệ thống kinh doanh vào các dự án như vậy. 

Tuyển dụng kiểu đa cấp

Gần đây, Cục CT-BVNTD cũng ghi nhận một số doanh nghiệp (DN) kinh doanh theo kiểu đa cấp đã và đang tiến hành tuyển dụng nhân viên nhưng có nhiều biểu hiện trái pháp luật.

Theo các vụ việc thu thập được, hoạt động của các DN này thường có chiêu chung: đăng quảng cáo trên các website việc làm, Zalo, Facebook… để tuyển nhân sự với các tiêu chí rất chung chung, dễ đáp ứng, nhưng lại rất hấp dẫn về thu nhập.

Chẳng hạn, tuyển nhân viên kinh doanh lương 10 triệu đồng/tháng, không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động; hoặc tuyển cộng tác viên online, làm ca 4 tiếng/ngày, thu nhập 6 triệu đồng/tháng, chưa kể hoa hồng… Đối tượng mà những lời rao quảng cáo này hướng đến thường là những người đang tìm việc làm hoặc các sinh viên muốn đi làm thêm.

Khi nộp hồ sơ xin việc, ứng viên được hẹn phỏng vấn, nhưng thực chất là để nhân viên của DN tiếp cận, hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân. Sau đó, họ vẽ vời một tương lai tươi sáng, thu nhập hàng trăm triệu đồng 1 tháng, rồi những chuyến đi du lịch, đào tạo ở nước ngoài. Khi con mồi sắp cắn câu, nhân viên tuyển dụng bắt đầu sử dụng nhiều mánh khóe hơn, dụ dỗ, ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với lý do như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh; hoặc họ yêu cầu ứng viên phải mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư, gia nhập DN. 

Nộp tiền xong, người tham gia và người được tuyển sẽ có một khoản hoa hồng để khuyến khích họ tuyển thêm người khác, hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền để có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn.

Thực chất, công việc của họ chỉ là đi tuyển thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý, hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa để lên cấp bậc, không làm thì không có thêm tiền. Muốn khiếu nại các khoản phí đã nộp, nạn nhân cũng không có các chứng từ giao dịch, biên lai, phiếu thu nộp tiền không có dấu của DN.

Để không bị mắc lừa vào những trò tuyển dụng đa cấp này, Cục CT-BVNTD đề nghị người dân hãy lưu lại các chứng cứ và báo ngay cho cục để xử lý.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bãi cọc dày đặc trên lòng sông Rác

"Ma trận” bãi cọc dày đặc trên sông Rác

Mặc dù địa phương đã tuyên truyền, triển khai nhiều biện pháp nhưng đến nay, hàng ngàn bãi cọc cắm dày đặc trên lòng sông Rác (đoạn qua xã Cẩm Lĩnh và xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn chưa được tháo dỡ.

Đông đảo khách hàng mở thẻ BIDV tại Ga Metro Bến Thành- Suối Tiên sáng 13-4 để đi Metro miễn phí

BIDV phát hành thẻ đi Metro, Water Bus miễn phí cho người dân, du khách tại TPHCM

Nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), sáng 13-4, BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ ghi nợ và tín dụng phiên bản giới hạn “BIDV 68” nhân kỷ niệm 68 năm thành lập ngân hàng. Đặc biệt, chủ thẻ sẽ được miễn phí di chuyển bằng Metro Bến Thành – Suối Tiên, Water Bus trên sông Sài Gòn và tham quan Bảo tàng TPHCM.

Cháy hai nhà sàn ở Đắk Lắk, thiệt hại hàng tỷ đồng

Cháy hai nhà sàn ở Đắk Lắk, thiệt hại hàng tỷ đồng

Chiều 13-4, Công an xã Bông Krang (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy nghiêm trọng khiến hai nhà sàn cùng toàn bộ tài sản bên trong bị thiêu rụi.

Mưa lớn, gió mạnh do ảnh hưởng không khí lạnh "trái vụ" đã làm ngã, đổ ít nhất 1.321ha lúa Đông xuân ở TP Huế

TP Huế: Hơn 1.300ha lúa Đông Xuân đổ ngã vì không khí lạnh trái mùa

Ngày 13-4, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Huế cho biết, mưa lớn kèm gió mạnh do ảnh hưởng không khí lạnh trái mùa đã khiến ít nhất 1.321ha lúa Đông Xuân bị đổ ngã, tập trung tại các địa phương: Phong Điền (588ha), Quảng Điền (512ha), Hương Trà (150ha), và Phú Xuân (71ha).