Theo cơ quan công an, từ cuối năm 2019 đến nay, Thương đã tổ chức, điều hành, thuê mướn nhân công nấu tái chế nhôm tự phát.
Cơ sở của Thương ở khu đất trống trong rừng tràm tại ấp 58 (ấp 6A cũ, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Cơ sở này hoạt động không phép, không có hồ sơ về công tác bảo vệ môi trường; đã tái chế nhôm, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh là tro nhôm, xỉ nhôm.
Những chất này thường được thu gom và chuyển giao cho đơn vị chức năng xử lý theo quy định. Tuy nhiên, Thương lại chỉ đạo các công nhân đổ, thải trực tiếp ngay trong khuôn viên cơ sở.
Theo kết luận giám định của Giám định viên tư pháp lĩnh vực môi trường thuộc Sở TN-MT TPHCM, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp được đổ, thải trực tiếp trong khuôn viên cơ sở nấu nhôm tự phát của Thương là hơn 7,7 triệu kg.
>>> Một số hình ảnh hiện trường nơi Thương cho đổ chất thải rắn công nghiệp ra môi trường: