Tác phẩm "Vợ nhặt" vào đề Ngữ văn, thí sinh thở phào vì đề khá dễ thở

Sáng 28-6, thí sinh cả nước đã hoàn tất bài thi đầu tiên với môn Ngữ văn. Tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân được chọn làm ngữ liệu trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT, với câu 5 điểm.
Những thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi điểm thi Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Những thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi điểm thi Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Bước ra từ các điểm thi, đa phần thí sinh có tâm lý thoải mái. Nhiều thí sinh cho biết, trước buổi thi môn Ngữ văn, nhiều thí sinh đều đồn đoán đề thi ra vào nội dung gì, nhưng cuối cùng đều không chính xác.

Tuy nhiên các em đều làm tốt bài thi. Trích đoạn bài thơ “Đi qua cơn giông” của tác giả Anh Ngọc, yêu cầu thí sinh thực hiện đoạn nghị luận xã hội “từ suy ngẫm của nhà thơ rút ra bài học vì lẽ sống cho bản thân”, được thí sinh thích. Với thí sinh chỉ lấy điểm tốt nghiệp thì cũng không quá khó với những câu nhận biết và đọc hiểu; câu nghị luận xã hội hay, gần gũi và mang tính giáo dục cao.

Việc yêu cầu thí sinh viết về suy nghĩ cân bằng cảm xúc trong cuộc sống, các em được chia sẻ các cảm nhận về cuộc sống, cách để em vượt qua những áp lực… Đánh giá chung, nhiều thí sinh nói đề năm nay mang tính mở để thí sinh được viết theo suy nghĩ, kiến thức mà bản thân có”.

Thí sinh hoàn thành môn thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, sáng 28-6. Ảnh: QUANG PHÚC
Thí sinh hoàn thành môn thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, sáng 28-6. Ảnh: QUANG PHÚC

Thí sinh Nguyễn Thu Minh, Trường THPT chuyên Amsterdam, Hà Nội nhận xét, phần nghị luận xã hội khá hay, phần đọc hiểu dễ, đề thi vừa sức, không khó kiếm điểm cao. Là học sinh chuyên Pháp đã đỗ sớm các trường Đại học Luật, Học viện Ngoại giao, Minh cho rằng, vượt qua được “cửa ải” môn Văn coi như thành công 1/2 kỳ thi.

Thí sinh Nguyễn Hà Lê, học sinh Trường THPT chuyên ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, khá bất ngờ với đề thi vào tác phẩm “Vợ nhặt”, hoàn toàn “lệch tủ” so với suy nghĩ của em. Tuy nhiên, do đây là tác phẩm quen thuộc nên em cũng làm bài tốt bài thi, chỉ tiếc là đoạn trích trong đề không phải đoạn trọng tâm của tác phẩm “Vợ nhặt” nên học sinh sẽ không phân tích được kỹ. Còn lại phần đọc hiểu dễ, phần nghị luận xã hội đưa ra vấn đề cũng khá dễ viết, quen thuộc với học sinh.

“Thí sinh ai cũng đoán ra vào tác phẩm "Người lái đò sông Đà" hoặc "Vợ chồng A Phủ", không nghĩ lại ra tác phẩm này”, thí sinh Lê nói. Tuy nhiên, em cũng cho rằng, cấu trúc đề thi cơ bản giống đề thi năm 2022, đặc biệt là phần đọc hiểu, vì thế gây cảm giác “hơi cũ”.

Thí sinh hoàn thành môn thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm trường THCS -THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội sáng 28-6. Ảnh: HOÀNG DƯỠNG

Thí sinh hoàn thành môn thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm trường THCS -THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội sáng 28-6. Ảnh: HOÀNG DƯỠNG

Thí sinh Nguyễn Khánh Nhật, học sinh trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, em đã trúng tuyển sớm Trường Đại học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân nên thi tốt nghiệp với tâm thế nhẹ nhàng. Sau khi kết thúc môn thi đầu tiên em thấy rất nhẹ nhõm, vì môn Ngữ văn là môn em “sợ” nhất, vì thế áp lực tâm lý môn đầu gần như được giải tỏa.

"Đề thi có nghị luận xã hội hay, phần đọc hiểu dễ, với đề Ngữ Văn này, em tin những bạn học tổ hợp khoa học xã hội sẽ được viết thoải mái, thể hiện được cá tính của mình. Với lượng thời gian 120 phút và yêu cầu đề đưa ra là phù hợp, vừa đủ để thí sinh hoàn thành tốt bài làm cũng như kiểm tra lại bài", Nhật chia sẻ.

Những thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi điểm thi THPT Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Những thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi điểm thi THPT Việt Đức, Hà Nội. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Thí sinh Nguyễn Hoàng Nam, học sinh trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho biết, em sẽ thi tốt nghiệp để lấy điểm thi Toán, Vật lý, tiếng Anh để xét tuyển vào Trường Đại học Kiến trúc, nên Văn chỉ là môn để thi tốt nghiệp. Nhưng đề Ngữ văn tương đối dễ thở, tác phẩm "Vợ nhặt" không khó, phần đọc hiểu dễ, còn phần nghị luận xã hội thì tùy cảm hứng học sinh. “Nội dung nghị luận rất thích hợp với tâm lý học sinh”, thí sinh Nam nêu.

Tại Quảng Ngãi, hơn 13.700 thí sinh tỉnh Quảng Ngãi chính thức bước vào ngày thi đầu tiên với môn thi Ngữ văn.

Các thí sinh tại điểm thi trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP Quảng Ngãi, rời phòng thi sau môn Ngữ văn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Các thí sinh tại điểm thi trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP Quảng Ngãi, rời phòng thi sau môn Ngữ văn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Bước ra khỏi phòng thi, em Huỳnh Thị Tố Ngân (lớp 12, trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP Quảng Ngãi) cho biết: “Tác phẩm "Vợ nhặt" là tác phẩm quen thuộc và gần gũi với học sinh, các giáo viên cũng ôn rất kỹ. Còn về cân bằng cảm xúc, em viết về thế hệ gen Z trong sự thay đổi đời sống hiện đại, họ học cách cân bằng cảm xúc trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội”.

Các thí sinh trao đổi sau giờ thi môn Ngữ văn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Các thí sinh trao đổi sau giờ thi môn Ngữ văn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Trong nghị luận cân bằng cảm xúc, các thí sinh thoải mái trình bày suy nghĩ bản thân về cân bằng cảm xúc thế hệ gen Z. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Trong nghị luận cân bằng cảm xúc, các thí sinh thoải mái trình bày suy nghĩ bản thân về cân bằng cảm xúc thế hệ gen Z. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Lê Nguyễn Mỹ Duyên (lớp 12, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP Quảng Ngãi) cho biết: “Tác phẩm "Vợ nhặt" nằm trong tác phẩm được chúng em đã ôn luyện, nhưng tác phẩm ra một đoạn trích trong tác phẩm rất bất ngờ, trong đó nhắc về con dâu và mẹ cùng tiếng trống thúc thuế, do vậy có phân hóa trong đề văn. Đối với phần nghị luận xã hội, em phân tích về cảm xúc. Điều này rất quan trọng, bản thân cần biết kiềm chế, ổn định cảm xúc trong mọi vấn đề để cuộc sống hạnh phúc hơn”.

Các thí sinh vui vẻ sau kết thúc môn thi đầu tiên. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Các thí sinh vui vẻ sau kết thúc môn thi đầu tiên. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Em Vương Nữ Kiều Oanh (lớp 12, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP Quảng Ngãi) cũng cho biết: “Chúng em cũng bất ngờ với đoạn trích trong tác phẩm "Vợ nhặt" ở đề bài môn thi Ngữ văn, bởi chủ yếu về góc nhìn hiện thực của tác giả, phản ánh xã hội năm 1945”.

Phụ huynh đến đón con tại điểm thi trường THPT Trần Quốc Tuấn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phụ huynh đến đón con tại điểm thi trường THPT Trần Quốc Tuấn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, trong môn thi Ngữ văn, toàn tỉnh có 47 thí sinh vắng.

Tại Đà Nẵng, khoảng 9 giờ 50 phút ngày 28-6, tại điểm thi trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), một số thí sinh rời phòng thi với khuôn mặt hớn hở.

Thí sinh Nguyễn Văn Lê Hùng, dự thi tại điểm thi Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) cho biết, em học trọng tâm hai tác phẩm "Người lái đò sông Đà" và "Vợ chồng A Phủ" nên khi đọc đề thi, em phải mất mấy phút để lấy lại tinh thần làm bài vì "trật tủ". Tuy vậy, theo Hùng, bản thân vẫn có thể làm được vì đây là nội dung nằm trong đề cương ôn tập chung.

Phụ huynh đứng ngóng các con trước thời gian kết thúc thi môn Ngữ văn. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Phụ huynh đứng ngóng các con trước thời gian kết thúc thi môn Ngữ văn. Ảnh: XUÂN QUỲNH

“Em làm hết 4 mặt giấy thi, như thế cũng là tốt hơn kỳ vọng của em rồi. Em dự đoán bài thi của em được khoảng 6 đến 6,5 điểm", em Hùng tự nhận xét.

Với câu hỏi nghị luận xã hội, thí sinh Thành Trung cho rằng, đây là đề thi khá hay, gần gũi, tạo cảm hứng viết cho nhiều thí sinh. Theo Trung, lứa tuổi 18 như em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và những lựa chọn con đường tương lai. Lấy bản thân làm dẫn chứng cho bài, em nhấn mạnh việc cân bằng cảm xúc đối với lứa trẻ tuổi rất quan trọng trong nhiều vấn đề như kiềm chế sự nóng giận trong suy nghĩ cũng như lúc hành động.

Một thí sinh vui vẻ đề cập đề thi năm nay với phụ huynh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Một thí sinh vui vẻ đề cập đề thi năm nay với phụ huynh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Thầy Nguyễn Đình Hòa, Tổ trưởng môn Ngữ Văn, Trường THPT Trần Phú cho rằng, đề thi năm nay giàu cảm xúc từ ngữ liệu đọc hiểu, nghị luận xã hội và cả câu nghị luận văn học. Câu hỏi đọc hiểu tương đối nhẹ nhàng, chỉ có câu 4 đòi hỏi sự suy tư chiêm nghiệm sâu sắc của người viết. Câu nghị luận xã hội triển khai sâu hơn vấn đề đọc hiểu đặt ra một vấn đề rất hay đối với lứa tuổi học sinh.

Câu nghị luận văn học không ngoài dự đoán khi ra một tác phẩm văn xuôi. Đoạn kết sử dụng trong đề thi gói ghém nhiều tư tưởng của tác phẩm "Vợ nhặt" nên học sinh phải có đủ kiến thức và kỹ năng mới có thể làm tốt. Câu hỏi phân loại cũng đòi hỏi sự tinh tế và sâu sắc của người viết. Đề có thể dễ kiếm điểm nhưng cũng có tính phân loại cao.

Trước đó, ngày 27-6, trên các trang fanpage, học sinh Đà Nẵng bàn luận thông tin đề nghị luận văn học năm 2023 dự kiến có thể là "Người lái đò sông Đà", "Đất nước".

Theo thầy Hòa, những trang thông tin này giúp học sinh giảm căng thẳng trong thời gian ôn thi. Tuy vậy, sát ngày thi, các thầy cô đều nhắc nhở các em dành thời gian xem lại lần cuối bài vở, những chỗ chưa nắm vững.

Một học sinh ôm chầm nhau vì đã có ôn tập tác phẩm "Vợ nhặt". Ảnh: XUÂN QUỲNH

Một học sinh ôm chầm nhau vì đã có ôn tập tác phẩm "Vợ nhặt". Ảnh: XUÂN QUỲNH

Kết thúc môn thi Ngữ văn, theo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, có 12.873 thí sinh dự thi (chiếm 99,32%); 88 thí sinh vắng, trong đó 44 thí sinh được miễn thi. Có 2 thí sinh vi phạm quy chế thi, bị đình chỉ thi.

Chiều nay, thí sinh thi môn Toán, trắc nghiệm, 90 phút, thời gian làm bài bắt đầu từ 14 giờ 35 phút.

Nhận xét đề thi môn Ngữ văn: Đề hay, vừa sức cho thí sinh

Theo Th.S Phan Thị Xuân Reo, giáo viên môn Ngữ văn (Trường THPT Vĩnh Viễn), đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nhìn chung khá hay, vừa sức, sát với đề minh họa năm 2023, hướng học sinh đến giá trị sống đẹp, kỹ năng sống cần thiết.

Phần đọc hiểu có câu hỏi nhận biết và thông hiểu, thuận lợi các em lấy điểm tốt. Câu 4 của phần này là một câu hỏi hay. Câu này đưa ra một thông điệp là tất cả mọi người đều có những hoàn cảnh khó khăn riêng, nhưng tất cả những khó khăn đó sẽ trôi qua như sau cơn mưa trời lại sáng. Một bài học sâu sắc có thể rút ra từ điều này là phải biết thưởng thức đời sống ngay cả trong những cơn giông bão.

Phần nghị luận xã hội đưa ra một vấn đề quen thuộc, thiết thực là sự cần thiết của việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Ý nghĩa quan trọng của việc cân bằng cảm xúc là có thể tạo lập được một đời sống quân bình, đẹp đẽ, phong phú và đầy sắc màu. Có hạnh phúc bên cạnh khổ đau, có ngọt ngào bên cạnh cay đắng, có bình yên bên cạnh giông bão.

Phần nghị luận văn học đưa ra ngữ liệu đoạn trích tiêu biểu, đòi hỏi kỹ năng phân tích đoạn trích truyện với các yếu tố bối cảnh, nhân vật, chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ truyện… , biết nhận xét về cách nhìn, phong cách, quan điểm của tác giả.

Để được điểm cao, học sinh cần phát huy tư duy sáng tạo, đưa vào bài làm những ý tưởng mới không có trong những bài văn mẫu. Phần kết luận cần đưa ra nhận xét đúng về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, cách nhìn mới mẻ và lạc quan của tác giả.

THANH HÙNG (ghi)

Tin cùng chuyên mục