Phát hiện nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng
Phân tích chi tiết các loại hàng hóa thực phẩm sai phạm chất lượng, nhãn mác, đại diện Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, có đến 62.423kg đường cát, nầm heo, nho khô, mứt, lạp xưởng, hạt mắc ca; 423 lít rượu nếp, rượu trắng, nước dâu tằm, tương đỏ và 119.480 đơn vị rượu, bia, nước giải khát, bánh, kẹo, sữa, bột nêm, bột ngọt, mì gói, rau câu, rong biển, hạt dẻ... không có hóa đơn, chứng từ, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. 542 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo, đậu phộng, kim chi, kem sữa đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn bày bán trên thị trường. 10.776kg đường cát, trái cherry, quả anh đào, khô mực, nem nướng; 1.137 lít tương đỏ và 25.822 đơn vị sản phẩm rượu, nước giải khát, phụ gia thực phẩm, bánh, kẹo, sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em… không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, hàng hóa có nhãn ghi không đủ nội dung theo quy định.
Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội DN bán lẻ Việt Nam khẳng định, rất khó có thể kiểm soát hết chất lượng hàng hóa đang bày bán trên thị trường hiện nay. Nguyên nhân do hệ thống kênh bán hàng hiện đại tuy nhiều, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, có quy trình tiếp nhận và phân phối đúng quy định… nhưng chỉ mới chiếm 25% thị phần bán lẻ. Không dừng lại đó, để DN có thể đưa hàng vào hệ thống kênh bán hiện đại còn phải đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm ngặt nghèo, chứng minh nguồn gốc xuất xứ… Đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) chia sẻ, để có thể đưa hàng vào hệ thống siêu thị Co.opmart, DN phải chứng minh đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm của DN phải được hệ thống kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng Saigon Co.op kiểm tra chặt chẽ từ khâu lưu kho, vận chuyển và ngay cả khi hàng hóa đang bày bán trên các kệ hàng của hệ thống siêu thị Co.opmart. Với quy trình chặt chẽ như trên, nếu hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; thậm chí nếu DN không đảm bảo yếu tố an toàn về môi trường, lao động trong quá trình sản xuất… thì rất khó có thể hiện hữu trong hệ thống kênh bán lẻ hiện đại.
Tuy nhiên, ngược lại với quy trình kiểm tra chặt chẽ của hệ thống kênh bán hàng hiện đại, khu vực bán hàng truyền thống, gần như không có sự kiểm duyệt hay yêu cầu nào đối với chủ nguồn hàng về các quy định như chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất lượng, quy trình lưu kho, vận chuyển, bảo quản… Trong khi đó, kênh bán hàng này lại chiếm hơn 75% lượng hàng hóa bán ra trên thị trường thông qua chợ truyền thống, đại lý, cửa hàng tạp hóa. Do vậy, khó có thể tránh tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí hàng nhập lậu tiểu ngạch trộn lẫn hàng của DN chân chính để cung cấp cho các hệ thống phân phối và đưa đến tay người tiêu dùng.
Ở góc độ quản lý, ông Phan Hoàng Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, cho rằng nguồn lợi nhuận kết xù mang lại từ việc sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đã khiến nhiều đối tượng vẫn bất chấp vi phạm. Tuy các cơ quan chức năng không ngừng nỗ lực kiểm soát hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng rất khó nhận được sự phối hợp từ các DN sản xuất, kinh doanh hàng hóa có thương hiệu uy tín và chất lượng, nhất là các DN trong nước. Nguyên nhân một phần do DN lo sợ lộ bí mật sản phẩm để kẻ xấu có thể lợi dụng sản xuất sản phẩm giả ở mức độ tinh vi hơn. Phần lớn còn lại có tâm lý e ngại doanh số sẽ sụt giảm vì người tiêu dùng có thể ít chọn mua sản phẩm mang các thương hiệu đã bị làm giả. Trên thực tế, ngoài số ít thương hiệu xây dựng được bộ phận nhân sự bảo vệ thương hiệu, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phần lớn DN bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa chủ động liên hệ với cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết.
Về phía cơ quan chức năng, hiện việc yêu cầu xử lý khi phát hiện hàng gian, hàng giả còn rườm rà thủ tục hành chính. Việc xử lý chủ yếu áp dụng hình thức xử phạt hành chính và chỉ đề nghị xử lý hình sự đối với một số mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp nhanh đến sức khỏe người tiêu dùng nên không đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
Tăng cường phối hợp
Do vậy, để giải quyết vấn nạn trên, cần thiết phải có sự phối hợp của “4 nhà” là nhà quản lý, nhà phân phối, DN và người tiêu dùng. Theo đó, về phía cơ quan chức năng liên quan cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; tăng cường công tác trinh sát, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục tại các địa bàn trọng điểm, kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, địa điểm trung chuyển hàng hóa; xử lý kịp thời hành vi vận chuyển, chứa trữ hàng lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại. Tập trung kiểm tra tại các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ truyền thống, chợ tự phát, khu vực đường phố tập trung kinh doanh, các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực tập trung đông dân cư. Các đội quản lý thị trường phụ trách địa bàn giáp ranh các tỉnh tăng cường công tác nắm tình hình, theo dõi các luồng tuyến vận chuyển hàng nhập lậu nhằm đấu tranh có hiệu quả công tác chống hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại...
Về phía DN rất cần thiết đổi mới tư duy, trang bị dây chuyền công nghệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa; giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, không tham gia tiếp tay cho hoạt động sản xuất hàng giả. Với sản phẩm sản xuất ra, cần thiết phải chủ động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... Song song đó, thực hiện đầy đủ quy định công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật và quản lý tốt hệ thống phân phối hàng hóa của mình. Riêng với người tiêu dùng, nên lựa chọn mua sản phẩm tại những kênh phân phối uy tín, có sự kiểm soát chặt chẽ từ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa cũng như tuân thủ quy định trong quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối hàng đến tay người tiêu dùng. Đây cũng là cách khách hàng tự bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình; đồng thời, gián tiếp góp phần loại trừ hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường.
Phân tích chi tiết các loại hàng hóa thực phẩm sai phạm chất lượng, nhãn mác, đại diện Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, có đến 62.423kg đường cát, nầm heo, nho khô, mứt, lạp xưởng, hạt mắc ca; 423 lít rượu nếp, rượu trắng, nước dâu tằm, tương đỏ và 119.480 đơn vị rượu, bia, nước giải khát, bánh, kẹo, sữa, bột nêm, bột ngọt, mì gói, rau câu, rong biển, hạt dẻ... không có hóa đơn, chứng từ, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. 542 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo, đậu phộng, kim chi, kem sữa đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn bày bán trên thị trường. 10.776kg đường cát, trái cherry, quả anh đào, khô mực, nem nướng; 1.137 lít tương đỏ và 25.822 đơn vị sản phẩm rượu, nước giải khát, phụ gia thực phẩm, bánh, kẹo, sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em… không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, hàng hóa có nhãn ghi không đủ nội dung theo quy định.
Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội DN bán lẻ Việt Nam khẳng định, rất khó có thể kiểm soát hết chất lượng hàng hóa đang bày bán trên thị trường hiện nay. Nguyên nhân do hệ thống kênh bán hàng hiện đại tuy nhiều, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, có quy trình tiếp nhận và phân phối đúng quy định… nhưng chỉ mới chiếm 25% thị phần bán lẻ. Không dừng lại đó, để DN có thể đưa hàng vào hệ thống kênh bán hiện đại còn phải đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm ngặt nghèo, chứng minh nguồn gốc xuất xứ… Đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) chia sẻ, để có thể đưa hàng vào hệ thống siêu thị Co.opmart, DN phải chứng minh đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm của DN phải được hệ thống kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng Saigon Co.op kiểm tra chặt chẽ từ khâu lưu kho, vận chuyển và ngay cả khi hàng hóa đang bày bán trên các kệ hàng của hệ thống siêu thị Co.opmart. Với quy trình chặt chẽ như trên, nếu hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; thậm chí nếu DN không đảm bảo yếu tố an toàn về môi trường, lao động trong quá trình sản xuất… thì rất khó có thể hiện hữu trong hệ thống kênh bán lẻ hiện đại.
Tuy nhiên, ngược lại với quy trình kiểm tra chặt chẽ của hệ thống kênh bán hàng hiện đại, khu vực bán hàng truyền thống, gần như không có sự kiểm duyệt hay yêu cầu nào đối với chủ nguồn hàng về các quy định như chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất lượng, quy trình lưu kho, vận chuyển, bảo quản… Trong khi đó, kênh bán hàng này lại chiếm hơn 75% lượng hàng hóa bán ra trên thị trường thông qua chợ truyền thống, đại lý, cửa hàng tạp hóa. Do vậy, khó có thể tránh tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí hàng nhập lậu tiểu ngạch trộn lẫn hàng của DN chân chính để cung cấp cho các hệ thống phân phối và đưa đến tay người tiêu dùng.
Ở góc độ quản lý, ông Phan Hoàng Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, cho rằng nguồn lợi nhuận kết xù mang lại từ việc sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đã khiến nhiều đối tượng vẫn bất chấp vi phạm. Tuy các cơ quan chức năng không ngừng nỗ lực kiểm soát hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng rất khó nhận được sự phối hợp từ các DN sản xuất, kinh doanh hàng hóa có thương hiệu uy tín và chất lượng, nhất là các DN trong nước. Nguyên nhân một phần do DN lo sợ lộ bí mật sản phẩm để kẻ xấu có thể lợi dụng sản xuất sản phẩm giả ở mức độ tinh vi hơn. Phần lớn còn lại có tâm lý e ngại doanh số sẽ sụt giảm vì người tiêu dùng có thể ít chọn mua sản phẩm mang các thương hiệu đã bị làm giả. Trên thực tế, ngoài số ít thương hiệu xây dựng được bộ phận nhân sự bảo vệ thương hiệu, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phần lớn DN bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa chủ động liên hệ với cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết.
Về phía cơ quan chức năng, hiện việc yêu cầu xử lý khi phát hiện hàng gian, hàng giả còn rườm rà thủ tục hành chính. Việc xử lý chủ yếu áp dụng hình thức xử phạt hành chính và chỉ đề nghị xử lý hình sự đối với một số mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp nhanh đến sức khỏe người tiêu dùng nên không đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
Tăng cường phối hợp
Do vậy, để giải quyết vấn nạn trên, cần thiết phải có sự phối hợp của “4 nhà” là nhà quản lý, nhà phân phối, DN và người tiêu dùng. Theo đó, về phía cơ quan chức năng liên quan cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; tăng cường công tác trinh sát, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục tại các địa bàn trọng điểm, kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, địa điểm trung chuyển hàng hóa; xử lý kịp thời hành vi vận chuyển, chứa trữ hàng lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại. Tập trung kiểm tra tại các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ truyền thống, chợ tự phát, khu vực đường phố tập trung kinh doanh, các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực tập trung đông dân cư. Các đội quản lý thị trường phụ trách địa bàn giáp ranh các tỉnh tăng cường công tác nắm tình hình, theo dõi các luồng tuyến vận chuyển hàng nhập lậu nhằm đấu tranh có hiệu quả công tác chống hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại...
Về phía DN rất cần thiết đổi mới tư duy, trang bị dây chuyền công nghệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa; giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, không tham gia tiếp tay cho hoạt động sản xuất hàng giả. Với sản phẩm sản xuất ra, cần thiết phải chủ động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... Song song đó, thực hiện đầy đủ quy định công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật và quản lý tốt hệ thống phân phối hàng hóa của mình. Riêng với người tiêu dùng, nên lựa chọn mua sản phẩm tại những kênh phân phối uy tín, có sự kiểm soát chặt chẽ từ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa cũng như tuân thủ quy định trong quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối hàng đến tay người tiêu dùng. Đây cũng là cách khách hàng tự bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình; đồng thời, gián tiếp góp phần loại trừ hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường.