Tái thiết nền kinh tế
Trong tuyên bố được Điện Kremlin đưa ra sau cuộc họp diễn ra tại thành phố Sochi, Tổng thống Putin nêu rõ: “Sau những thành công về quân sự của quân đội Syria trong vài tháng gần đây, các điều kiện mới đã được thiết lập cho việc khởi động tiến trình chính trị quy mô lớn mà chúng ta đã khởi động cách đây không lâu”. Theo ông Putin, những kẻ khủng bố đã hạ vũ khí tại những địa điểm chủ chốt của Syria, cho phép nước này khôi phục cơ sở hạ tầng. Tổng thống Nga nhấn mạnh nếu tiến trình chính trị đạt kết quả tích cực nhất, các lực lượng vũ trang nước ngoài sẽ rút khỏi lãnh thổ Syria. Đồng thời cũng cho biết thêm mục tiêu chung là tái thiết nền kinh tế Syria và cung cấp các trợ giúp nhân đạo và Nga đang tiếp xúc với tất cả các bên liên quan, kể cả Liên hiệp quốc (LHQ), để thúc đẩy “tiến trình chính trị phức tạp” này.
Theo Tổng thống Assad, nhiều thay đổi tích cực đã diễn ra khi khu vực hoạt động của khủng bố tại Syria đang ngày một thu hẹp và hàng trăm ngàn người dân Syria đã được trở về nhà, hàng triệu người khác đang trên đường về quê hương. Ông Assad đánh giá cao tiến trình chính trị và cho biết sẽ chọn các ứng cử viên vào một ủy ban lập hiến, theo gợi ý đưa ra tại một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 1-2018 ở Sochi có sự tham gia của LHQ.
Cũng tại cuộc họp này, 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục cuộc chiến chung trong tương lai chống chủ nghĩa khủng bố tại Syria. Cuộc xung đột tại Syria đã kéo dài 7 năm, làm 350.000 người thiệt mạng và khiến hàng triệu người phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn.
Đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề
Trong khi đó, cùng ngày, LHQ cáo buộc các biện pháp trừng phạt quốc tế đơn phương ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân Syria. Trước chiến tranh, cứ 50 lira đổi được 1 USD, nhưng đến nay, phải hơn 500 lira mới bằng 1 USD. Vấn nạn kinh tế biến phần lớn tầng lớp trung lưu ở quốc gia này quay về mức nghèo khổ. Lạm phát đã tăng 400% kể từ năm 2011, khiến 2/3 người dân sống trong mức nghèo khổ cùng cực. Syria không thể xuất khẩu để thu về ngoại tệ, các nhà máy bị cướp bóc và kiểm soát bởi các nhóm vũ trang. Phần lớn các ngành công nghiệp Syria đã giảm sút khoảng 50%-60%.
Hãng tin TASS dẫn lời Tổng thống Assad cho rằng vấn đề quan trọng của kinh tế Syria hiện nay là phục hồi cơ sở hạ tầng, sẽ cần tới không dưới 400 tỷ USD và phải mất từ 10 - 15 năm. Trong bối cảnh này, phát biểu tại phiên họp hàng tháng của Hội đồng Bảo an LHQ về cuộc xung đột ở Syria ngày 16-5, đặc phái viên của LHQ về Syria Staffan de Mistura cũng kêu gọi các bên liên quan cuộc xung đột ở Syria giảm căng thẳng, đồng thời nối lại tiến trình chính trị tại quốc gia Trung Đông này. Theo ông De Mistura, việc nối lại tiến trình chính trị ở Syria, bao gồm việc thành lập một hội đồng hiến pháp, là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thiết lập một môi trường an toàn, yên bình và trung lập.
Trong tuyên bố được Điện Kremlin đưa ra sau cuộc họp diễn ra tại thành phố Sochi, Tổng thống Putin nêu rõ: “Sau những thành công về quân sự của quân đội Syria trong vài tháng gần đây, các điều kiện mới đã được thiết lập cho việc khởi động tiến trình chính trị quy mô lớn mà chúng ta đã khởi động cách đây không lâu”. Theo ông Putin, những kẻ khủng bố đã hạ vũ khí tại những địa điểm chủ chốt của Syria, cho phép nước này khôi phục cơ sở hạ tầng. Tổng thống Nga nhấn mạnh nếu tiến trình chính trị đạt kết quả tích cực nhất, các lực lượng vũ trang nước ngoài sẽ rút khỏi lãnh thổ Syria. Đồng thời cũng cho biết thêm mục tiêu chung là tái thiết nền kinh tế Syria và cung cấp các trợ giúp nhân đạo và Nga đang tiếp xúc với tất cả các bên liên quan, kể cả Liên hiệp quốc (LHQ), để thúc đẩy “tiến trình chính trị phức tạp” này.
Theo Tổng thống Assad, nhiều thay đổi tích cực đã diễn ra khi khu vực hoạt động của khủng bố tại Syria đang ngày một thu hẹp và hàng trăm ngàn người dân Syria đã được trở về nhà, hàng triệu người khác đang trên đường về quê hương. Ông Assad đánh giá cao tiến trình chính trị và cho biết sẽ chọn các ứng cử viên vào một ủy ban lập hiến, theo gợi ý đưa ra tại một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 1-2018 ở Sochi có sự tham gia của LHQ.
Cũng tại cuộc họp này, 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục cuộc chiến chung trong tương lai chống chủ nghĩa khủng bố tại Syria. Cuộc xung đột tại Syria đã kéo dài 7 năm, làm 350.000 người thiệt mạng và khiến hàng triệu người phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn.
Đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề
Trong khi đó, cùng ngày, LHQ cáo buộc các biện pháp trừng phạt quốc tế đơn phương ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân Syria. Trước chiến tranh, cứ 50 lira đổi được 1 USD, nhưng đến nay, phải hơn 500 lira mới bằng 1 USD. Vấn nạn kinh tế biến phần lớn tầng lớp trung lưu ở quốc gia này quay về mức nghèo khổ. Lạm phát đã tăng 400% kể từ năm 2011, khiến 2/3 người dân sống trong mức nghèo khổ cùng cực. Syria không thể xuất khẩu để thu về ngoại tệ, các nhà máy bị cướp bóc và kiểm soát bởi các nhóm vũ trang. Phần lớn các ngành công nghiệp Syria đã giảm sút khoảng 50%-60%.
Hãng tin TASS dẫn lời Tổng thống Assad cho rằng vấn đề quan trọng của kinh tế Syria hiện nay là phục hồi cơ sở hạ tầng, sẽ cần tới không dưới 400 tỷ USD và phải mất từ 10 - 15 năm. Trong bối cảnh này, phát biểu tại phiên họp hàng tháng của Hội đồng Bảo an LHQ về cuộc xung đột ở Syria ngày 16-5, đặc phái viên của LHQ về Syria Staffan de Mistura cũng kêu gọi các bên liên quan cuộc xung đột ở Syria giảm căng thẳng, đồng thời nối lại tiến trình chính trị tại quốc gia Trung Đông này. Theo ông De Mistura, việc nối lại tiến trình chính trị ở Syria, bao gồm việc thành lập một hội đồng hiến pháp, là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thiết lập một môi trường an toàn, yên bình và trung lập.