Đây sẽ là thách thức không nhỏ với các nhà sản xuất trong thời gian tới. Theo Kantar Worldpanel Việt Nam, trong năm 2017, trung bình một ngày thị trường Việt đón nhận 16 sản phẩm mới của FMCG được tung ra thị trường, chiếm 1/3 trong số sản phẩm nói trên liên quan đến thực phẩm đóng gói.
Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy việc người tiêu dùng trong nước ngày càng trở nên bận rộn và ít mua sắm các mặt hàng FMCG, dẫn đến việc ngành hàng, các sản phẩm ngày càng có ít cơ hội tiếp cận với người mua.
Một trong những nguyên nhân chính là do mô hình bán lẻ hiện đại (chủ yếu là hệ thống siêu thị) đang bị cạnh tranh gay gắt so với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hay mua hàng online về tốc độ và sự tiện lợi.
Một trong những nguyên nhân chính là do mô hình bán lẻ hiện đại (chủ yếu là hệ thống siêu thị) đang bị cạnh tranh gay gắt so với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hay mua hàng online về tốc độ và sự tiện lợi.
Mua sắm FMCG qua online, dù còn hạn chế nhưng đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt ở nhóm ngành hàng sức khỏe và sắc đẹp và có xu hướng liên tục thu hút thêm nhiều người mua mới.
Kantar Worldpanel Việt Nam cho rằng, bức tranh bán lẻ tại thị trường Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai gần. Tuy nhiên, thị trường FMCG đang tăng chậm hơn ở cả thành thị (chủ yếu ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) và nông thôn.
Nếu duy trì được mức tăng trưởng 5% cho cả năm 2018, thì kèm theo đó sẽ là tần suất mua sắm của người tiêu dùng thưa bớt và giỏ hàng ít sản phẩm hơn trước đã dẫn đến khối lượng tiêu thụ tại nhà thấp hơn.
Trước đó, Công ty Nghiên cứu Nielsen Việt Nam cũng đưa ra công bố về doanh số của ngành FMCG đo lường trên toàn quốc tiếp tục có sự thay đổi mạnh trong quý 1-2018, giảm 1%.
Theo đánh giá của Công ty Nielsen Việt Nam, sự sụt giảm doanh thu của ngành FMCG trên toàn quốc được thực hiện trong cả 6 nhóm ngành hàng lớn là thức uống, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá. Trong 6 nhóm ngành hàng này, chỉ có nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá có tốc độ tăng trưởng dương, đạt 0,6%. Các nhóm hàng còn lại là chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và sản phẩm từ sữa đều sụt giảm.
Kết quả nghiên cứu đo lường bán lẻ của Công ty Nielsen Việt Nam với 31 nhóm ngành hàng FMCG cũng theo dõi sự biến động liên tục của sản phẩm thông qua các cửa hàng thương mại truyền thống được xác định ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường FMCG, kênh thương mại hiện đại ở khu vực thành thị có mức tăng trưởng cao hơn so với kênh thương mại truyền thống.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng ngành FMCG tại kênh hiện đại ở khu vực thành thị tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tốc độ tăng trưởng ngành hàng này ở kênh truyền thống lại giảm 2,6% so với cùng kỳ.
Số lượng cửa hàng tiện lợi hiện đã tăng gần gấp 4 lần kể từ năm 2012. Số lượng cửa hàng chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng tăng gấp đôi trong 2 năm qua. Đáng chú ý, siêu thị mini là kênh bán hàng phát triển số 1 trong các chuỗi cửa hàng liên tiếp được mở ra trong năm 2016 và 2017.