Đặc biệt, lĩnh vực nghệ thuật ngày càng thu hút giới trẻ yêu thích và chọn là ngành nghề theo học. Năm nay, số hồ sơ nộp dự thi vào các trường VHNT cao hơn số hồ sơ nộp thi đầu vào của những năm trước, vì thế sự “đấu chọi” của các thí sinh ắt hẳn sẽ thêm gay cấn.
Các trường vượt chỉ tiêu
Tại TPHCM có khá nhiều trường đại học (ĐH) chuyên đào tạo các chuyên ngành VHNT như: ĐH Sân khấu và Điện ảnh, ĐH Văn hóa, Nhạc viện, Trường Múa TP, ĐH VHNT Quân đội... Bên cạnh đó, một số trường tự tổ chức đào tạo thêm một số ngành nghệ thuật (thanh nhạc, piano...) như: ĐH Sài Gòn, ĐH Văn Hiến, ĐH Nguyễn Tất Thành... đã góp phần tạo nhiều cơ hội cho các thí sinh.
Với các trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, năm nay, số hồ sơ đăng ký dự thi vượt trội so với năm trước. Nhạc viện TPHCM có chỉ tiêu 310, hồ sơ nộp vào lên đến 706 (tăng 200 hồ sơ so với năm 2016) và ngành thu hút được nhiều thí sinh đăng ký dự thi vẫn là thanh nhạc và piano. Trường Cao đẳng VHNT TPHCM, có chỉ tiêu 450, đã tổ chức thi năng khiếu đợt 1 cho 354/443 thí sinh đăng ký dự thi. Hiện trường vẫn đang tiếp nhận hồ sơ thi năng khiếu đợt 2 đến hết ngày 31-7.
Trường Múa TPHCM tuyển 160 thí sinh hệ chính quy và vừa học vừa làm. Kỳ thi năm nay, trường đã nhận hơn 300 hồ sơ. Đặc biệt, để phát huy tốt nhất công tác tuyển sinh và đào tạo, trường đã liên kết với các tỉnh thành bạn, các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Thuận, Kon Tum để tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại chỗ. Từ nay đến cuối năm, trường tiếp tục kết nối cùng tỉnh Bình Dương và Bình Phước tổ chức đào tạo tại chỗ, đáp ứng nguồn nhân lực VHNT cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa…
Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh, có chỉ tiêu 300, hồ sơ phát ra lên đến con số 1.700. Trong đó, thí sinh nộp lệ phí thi là 1.335 hồ sơ (tăng 30%, năm ngoái là 835 hồ sơ). Ở các ngành được giới trẻ yêu thích như diễn viên, đạo diễn, các thí sinh phải “căng mình” với tỷ lệ 1 chọi 7. Một số ngành sợ thiếu thí sinh như thiết kế mỹ thuật, kịch hát dân tộc - diễn viên sân khấu cải lương, hiện cũng đã đạt được con số đủ tuyển đầu vào.
NSND Hà Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường Múa TPHCM, cho biết: “Tuyển sinh một công việc khó, bị lệ thuộc quá nhiều vào chỉ tiêu. Trong khi đó, ngành nghệ thuật luôn đòi hỏi phải tìm kiếm, chọn lọc để đào tạo những thí sinh có tiềm năng, tài năng, năng khiếu thực sự. Có những năm, các trường nghệ thuật tuyển được khá nhiều thí sinh có năng khiếu, có thực lực, tài năng để đào tạo; nhưng có năm, lượng hồ sơ đăng ký đầu vào nhiều, nhưng đội ngũ làm công tác tuyển sinh lại rất lo vì hiếm hoi thí sinh có thực tài”.
Nâng cao chất lượng đào tạo
Sau công tác tuyển sinh, các trường nghệ thuật phải nỗ lực khắc phục những khó khăn thực tế, năng động trong công tác xây dựng, tổ chức, nâng cao chất lượng đào tạo. Ông Vũ Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh TPHCM, cho biết: “Qua vòng sơ tuyển cho thấy, mặt bằng đầu vào rất khá, nhiều em có năng khiếu, có sắc vóc, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của sinh viên trường nghệ thuật. Hiệu quả của công tác tuyển sinh năm nay một phần nhờ vào sự tích cực của công tác tư vấn tuyển sinh, quảng bá thương hiệu nhà trường. Ngoài ra, trường cũng rất vui mừng khi được UBND TP, Sở VH-TT đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Như vậy, mỗi năm trường sẽ đào tạo một lực lượng mới, TP sẽ tiếp nhận và tạo điều kiện để các em phát huy tài năng sau khi ra trường. Chủ trương này đã được thống nhất, sắp tới nhà trường sẽ làm đề án cụ thể để gửi cho UBND TP, Sở VH-TT xem xét, duyệt theo yêu cầu”.
Với Trường Cao đẳng VHNT TPHCM, Hiệu trưởng - TS Trương Nguyễn Ánh Nga chia sẻ: “Với mục tiêu đào tạo nhân lực cho ngành, cung cấp nguồn nhân lực văn nghệ sĩ, cán bộ chuyên môn nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật, trường đã xây dựng chương trình đào tạo và phương thức quản lý riêng, lấy người học làm trung tâm, sinh viên được học tập trong môi trường thân thiện, với các thầy cô giỏi, có kinh nghiệm lâu năm”.
Hầu hết các trường đào tạo VHNT hiện nay đều gặp không ít khó khăn về mặt bằng để tổ chức giảng dạy, còn thiếu các trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu đào tạo, nghiên cứu, thực hành của sinh viên. Ông Vũ Ngọc Thanh chia sẻ: “Tôi luôn mong muốn công tác đào tạo phải gắn kết với thực hành để giúp sinh viên có thể phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo. Hiện nay nhà trường đang tiếp tục xin bộ chủ quản (Bộ VH-TT-DL), đầu tư thêm cơ sở, trang thiết bị cho trường. Trước mắt là xây một phòng chiếu phim đạt chuẩn, đồng thời tiến hành lộ trình xây dựng và đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn”.
Có thể thấy hoạt động VHNT của cả nước, đặc biệt là tại TPHCM rất sôi nổi, phong phú, đa dạng, là một trong những ngành nghề thu hút được sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ. Tuy nhiên, để có thể đào tạo được một đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, chất lượng, các đơn vị đào tạo cần phải được trang bị đầy đủ những điều kiện dạy và học thật tốt, có sự đầu tư nâng cấp và cập nhật thêm những kiến thức, giáo trình VHNT tiệm cận nước ngoài; xây dựng những tiêu chí, chiến lược phát triển lâu dài để góp phần làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực VHNT.
Các trường vượt chỉ tiêu
Tại TPHCM có khá nhiều trường đại học (ĐH) chuyên đào tạo các chuyên ngành VHNT như: ĐH Sân khấu và Điện ảnh, ĐH Văn hóa, Nhạc viện, Trường Múa TP, ĐH VHNT Quân đội... Bên cạnh đó, một số trường tự tổ chức đào tạo thêm một số ngành nghệ thuật (thanh nhạc, piano...) như: ĐH Sài Gòn, ĐH Văn Hiến, ĐH Nguyễn Tất Thành... đã góp phần tạo nhiều cơ hội cho các thí sinh.
Với các trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, năm nay, số hồ sơ đăng ký dự thi vượt trội so với năm trước. Nhạc viện TPHCM có chỉ tiêu 310, hồ sơ nộp vào lên đến 706 (tăng 200 hồ sơ so với năm 2016) và ngành thu hút được nhiều thí sinh đăng ký dự thi vẫn là thanh nhạc và piano. Trường Cao đẳng VHNT TPHCM, có chỉ tiêu 450, đã tổ chức thi năng khiếu đợt 1 cho 354/443 thí sinh đăng ký dự thi. Hiện trường vẫn đang tiếp nhận hồ sơ thi năng khiếu đợt 2 đến hết ngày 31-7.
Trường Múa TPHCM tuyển 160 thí sinh hệ chính quy và vừa học vừa làm. Kỳ thi năm nay, trường đã nhận hơn 300 hồ sơ. Đặc biệt, để phát huy tốt nhất công tác tuyển sinh và đào tạo, trường đã liên kết với các tỉnh thành bạn, các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Thuận, Kon Tum để tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại chỗ. Từ nay đến cuối năm, trường tiếp tục kết nối cùng tỉnh Bình Dương và Bình Phước tổ chức đào tạo tại chỗ, đáp ứng nguồn nhân lực VHNT cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa…
Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh, có chỉ tiêu 300, hồ sơ phát ra lên đến con số 1.700. Trong đó, thí sinh nộp lệ phí thi là 1.335 hồ sơ (tăng 30%, năm ngoái là 835 hồ sơ). Ở các ngành được giới trẻ yêu thích như diễn viên, đạo diễn, các thí sinh phải “căng mình” với tỷ lệ 1 chọi 7. Một số ngành sợ thiếu thí sinh như thiết kế mỹ thuật, kịch hát dân tộc - diễn viên sân khấu cải lương, hiện cũng đã đạt được con số đủ tuyển đầu vào.
NSND Hà Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường Múa TPHCM, cho biết: “Tuyển sinh một công việc khó, bị lệ thuộc quá nhiều vào chỉ tiêu. Trong khi đó, ngành nghệ thuật luôn đòi hỏi phải tìm kiếm, chọn lọc để đào tạo những thí sinh có tiềm năng, tài năng, năng khiếu thực sự. Có những năm, các trường nghệ thuật tuyển được khá nhiều thí sinh có năng khiếu, có thực lực, tài năng để đào tạo; nhưng có năm, lượng hồ sơ đăng ký đầu vào nhiều, nhưng đội ngũ làm công tác tuyển sinh lại rất lo vì hiếm hoi thí sinh có thực tài”.
Nâng cao chất lượng đào tạo
Sau công tác tuyển sinh, các trường nghệ thuật phải nỗ lực khắc phục những khó khăn thực tế, năng động trong công tác xây dựng, tổ chức, nâng cao chất lượng đào tạo. Ông Vũ Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh TPHCM, cho biết: “Qua vòng sơ tuyển cho thấy, mặt bằng đầu vào rất khá, nhiều em có năng khiếu, có sắc vóc, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của sinh viên trường nghệ thuật. Hiệu quả của công tác tuyển sinh năm nay một phần nhờ vào sự tích cực của công tác tư vấn tuyển sinh, quảng bá thương hiệu nhà trường. Ngoài ra, trường cũng rất vui mừng khi được UBND TP, Sở VH-TT đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Như vậy, mỗi năm trường sẽ đào tạo một lực lượng mới, TP sẽ tiếp nhận và tạo điều kiện để các em phát huy tài năng sau khi ra trường. Chủ trương này đã được thống nhất, sắp tới nhà trường sẽ làm đề án cụ thể để gửi cho UBND TP, Sở VH-TT xem xét, duyệt theo yêu cầu”.
Với Trường Cao đẳng VHNT TPHCM, Hiệu trưởng - TS Trương Nguyễn Ánh Nga chia sẻ: “Với mục tiêu đào tạo nhân lực cho ngành, cung cấp nguồn nhân lực văn nghệ sĩ, cán bộ chuyên môn nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật, trường đã xây dựng chương trình đào tạo và phương thức quản lý riêng, lấy người học làm trung tâm, sinh viên được học tập trong môi trường thân thiện, với các thầy cô giỏi, có kinh nghiệm lâu năm”.
Hầu hết các trường đào tạo VHNT hiện nay đều gặp không ít khó khăn về mặt bằng để tổ chức giảng dạy, còn thiếu các trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu đào tạo, nghiên cứu, thực hành của sinh viên. Ông Vũ Ngọc Thanh chia sẻ: “Tôi luôn mong muốn công tác đào tạo phải gắn kết với thực hành để giúp sinh viên có thể phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo. Hiện nay nhà trường đang tiếp tục xin bộ chủ quản (Bộ VH-TT-DL), đầu tư thêm cơ sở, trang thiết bị cho trường. Trước mắt là xây một phòng chiếu phim đạt chuẩn, đồng thời tiến hành lộ trình xây dựng và đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn”.
Có thể thấy hoạt động VHNT của cả nước, đặc biệt là tại TPHCM rất sôi nổi, phong phú, đa dạng, là một trong những ngành nghề thu hút được sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ. Tuy nhiên, để có thể đào tạo được một đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, chất lượng, các đơn vị đào tạo cần phải được trang bị đầy đủ những điều kiện dạy và học thật tốt, có sự đầu tư nâng cấp và cập nhật thêm những kiến thức, giáo trình VHNT tiệm cận nước ngoài; xây dựng những tiêu chí, chiến lược phát triển lâu dài để góp phần làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực VHNT.