Luật hóa quy chế bảo vệ sinh viên
New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế. Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các ở trường New Zealand phải tuân theo, bất kể bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường, khi nhà trường có sinh viên quốc tế theo học, cũng như các quyền lợi mà sinh viên quốc tế có thể yêu cầu nhà trường đáp ứng trong suốt thời gian theo học.
Bộ quy chế này được Chính phủ New Zealand kiểm soát rất chặt chẽ. Trong các tình huống khấn cấp như bão, động đất… nhà trường có thể thông tin đến sinh viên, cũng như nắm rõ tình hình của các em để thông báo với gia đình và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
“An toàn là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều phụ huynh và học sinh. Các trường học tại New Zealand luôn phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sinh viên quốc tế được chăm sóc tốt. Đảm bảo các em luôn được thông tin đầy đủ, an toàn trong quá trình học tập và thích nghi với môi trường mới”, ông John Laxon, Giám đốc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông của Tổ chức Giáo dục New Zealand, cho biết.
Dịch vụ chăm sóc quốc tế toàn diện
Không những có chất lượng đào tạo đồng đều, mọi trường học của New Zealand đều có những phòng ban quốc tế, hỗ trợ tối đa du học sinh trong đời sống học tập và sinh hoạt. Do đó phụ huynh cũng như học sinh không khó để lựa chọn học trường nào. Cụ thể như các dịch vụ đưa đón tại sân bay dành cho tân sinh viên lần đầu đến New Zealand, hỗ trợ tìm nhà ở, giới thiệu việc làm thêm, hỗ trợ tài chính, tư vấn y tế, thậm chí… tìm tài liệu học tập.
Bạn Nguyễn Thi, cử nhân khoa học y sinh Trường Đại học Victioria Wellington, nhớ lại: “Mặc dù chuyến bay của tôi đến rất muộn nhưng một chị sinh viên của trường đại học vẫn đợi để đưa tôi đến chỗ ở mới. Chị ấy rất thân thiện và chia sẻ nhiều điều hữu ích về trường đại học cũng như cuộc sống ở Wellington, giúp tôi cảm thấy bớt lo lắng và tự tin hơn khi đến một đất nước mới”. Hay như bạn Nguyên Khiêm, thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên nước Trường Đại học Canterbury, chia sẻ: “Điều tôi thích nhất ở đây có lẽ là Trung tâm Kỹ năng học thuật (ASC). Trung tâm này hỗ trợ sinh viên cách viết bài luận, bài báo cáo, cách đọc tài liệu hiệu quả… và rất nhiều các kỹ năng khác. Họ có các lớp hỗ trợ về ngôn ngữ mỗi tuần, không chỉ sinh viên quốc tế mà sinh viên bản địa cũng theo học vì phong cách viết từng loại bài như tiểu luận, bài tập, báo cáo khoa học, báo cáo dự án là rất khác nhau. Sau khi hoàn thành các bài luận, tôi cũng có thể ghé ngang ASC để nhờ các chuyên gia nhận xét về bài luận của mình. Điều này hỗ trợ tôi rất nhiều trong kết quả học tập, đặc biệt là đối với sinh viên quốc tế chưa quen với cách làm bài tập ở đây”.
Bên cạnh đó, rất nhiều câu lạc bộ, đội nhóm, sự kiện, hội trại được các trường tổ chức, tạo cơ hội cho đông đảo du học sinh tham gia và hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới. Cũng từ đây, các du học sinh có thể mở rộng mạng lưới quan hệ, tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp về sau.
Ngoài việc cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục đẳng cấp thế giới, hệ thống giáo dục New Zealand cũng trang bị cho sinh viên quốc tế những kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề thông qua các hoạt động ngoại khóa và cơ hội việc làm. Theo đó, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt thời gian học và 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ lễ. Sự linh hoạt này tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc trong khi vẫn theo học tại trường, qua đó sinh viên được cọ xát thực tiễn và chuẩn bị kiến thức phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường.
Trước bối cảnh toàn cầu hóa mọi mặt trong cuộc sống kể cả lĩnh vực giáo dục, những chính sách, dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế sâu sát của Chính phủ, trường học tại New Zealand đã góp phần biến quốc gia này trở nên nổi bật hơn so với các nền giáo dục tiến bộ khác trên thế giới. Khảo sát sinh viên quốc tế International student Barometer (ISB) năm 2014 và 2015 cho thấy, 94% sinh viên quốc tế chia sẻ rằng họ rất hài lòng với những trải nghiệm học tập tại New Zealand.
New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế. Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các ở trường New Zealand phải tuân theo, bất kể bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường, khi nhà trường có sinh viên quốc tế theo học, cũng như các quyền lợi mà sinh viên quốc tế có thể yêu cầu nhà trường đáp ứng trong suốt thời gian theo học.
Bộ quy chế này được Chính phủ New Zealand kiểm soát rất chặt chẽ. Trong các tình huống khấn cấp như bão, động đất… nhà trường có thể thông tin đến sinh viên, cũng như nắm rõ tình hình của các em để thông báo với gia đình và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
“An toàn là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều phụ huynh và học sinh. Các trường học tại New Zealand luôn phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sinh viên quốc tế được chăm sóc tốt. Đảm bảo các em luôn được thông tin đầy đủ, an toàn trong quá trình học tập và thích nghi với môi trường mới”, ông John Laxon, Giám đốc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông của Tổ chức Giáo dục New Zealand, cho biết.
Dịch vụ chăm sóc quốc tế toàn diện
Không những có chất lượng đào tạo đồng đều, mọi trường học của New Zealand đều có những phòng ban quốc tế, hỗ trợ tối đa du học sinh trong đời sống học tập và sinh hoạt. Do đó phụ huynh cũng như học sinh không khó để lựa chọn học trường nào. Cụ thể như các dịch vụ đưa đón tại sân bay dành cho tân sinh viên lần đầu đến New Zealand, hỗ trợ tìm nhà ở, giới thiệu việc làm thêm, hỗ trợ tài chính, tư vấn y tế, thậm chí… tìm tài liệu học tập.
Bạn Nguyễn Thi, cử nhân khoa học y sinh Trường Đại học Victioria Wellington, nhớ lại: “Mặc dù chuyến bay của tôi đến rất muộn nhưng một chị sinh viên của trường đại học vẫn đợi để đưa tôi đến chỗ ở mới. Chị ấy rất thân thiện và chia sẻ nhiều điều hữu ích về trường đại học cũng như cuộc sống ở Wellington, giúp tôi cảm thấy bớt lo lắng và tự tin hơn khi đến một đất nước mới”. Hay như bạn Nguyên Khiêm, thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên nước Trường Đại học Canterbury, chia sẻ: “Điều tôi thích nhất ở đây có lẽ là Trung tâm Kỹ năng học thuật (ASC). Trung tâm này hỗ trợ sinh viên cách viết bài luận, bài báo cáo, cách đọc tài liệu hiệu quả… và rất nhiều các kỹ năng khác. Họ có các lớp hỗ trợ về ngôn ngữ mỗi tuần, không chỉ sinh viên quốc tế mà sinh viên bản địa cũng theo học vì phong cách viết từng loại bài như tiểu luận, bài tập, báo cáo khoa học, báo cáo dự án là rất khác nhau. Sau khi hoàn thành các bài luận, tôi cũng có thể ghé ngang ASC để nhờ các chuyên gia nhận xét về bài luận của mình. Điều này hỗ trợ tôi rất nhiều trong kết quả học tập, đặc biệt là đối với sinh viên quốc tế chưa quen với cách làm bài tập ở đây”.
Bên cạnh đó, rất nhiều câu lạc bộ, đội nhóm, sự kiện, hội trại được các trường tổ chức, tạo cơ hội cho đông đảo du học sinh tham gia và hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới. Cũng từ đây, các du học sinh có thể mở rộng mạng lưới quan hệ, tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp về sau.
Ngoài việc cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục đẳng cấp thế giới, hệ thống giáo dục New Zealand cũng trang bị cho sinh viên quốc tế những kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề thông qua các hoạt động ngoại khóa và cơ hội việc làm. Theo đó, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt thời gian học và 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ lễ. Sự linh hoạt này tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc trong khi vẫn theo học tại trường, qua đó sinh viên được cọ xát thực tiễn và chuẩn bị kiến thức phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường.
Trước bối cảnh toàn cầu hóa mọi mặt trong cuộc sống kể cả lĩnh vực giáo dục, những chính sách, dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế sâu sát của Chính phủ, trường học tại New Zealand đã góp phần biến quốc gia này trở nên nổi bật hơn so với các nền giáo dục tiến bộ khác trên thế giới. Khảo sát sinh viên quốc tế International student Barometer (ISB) năm 2014 và 2015 cho thấy, 94% sinh viên quốc tế chia sẻ rằng họ rất hài lòng với những trải nghiệm học tập tại New Zealand.